Ông Yi Gang, cựu thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC)

Ông Yi Gang, cựu thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC)

Cựu thống đốc PBOC: Trung Quốc nên tập trung vào việc chống lại áp lực giảm phát

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc cần tập trung vào việc thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Đó là phát biểu của Yi Gang, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tại Hội nghị thượng đỉnh Bund ở Thượng Hải được tổ chức hôm thứ Sáu (6/9).

"Tại thời điểm này, chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thích ứng là rất quan trọng", ông cho biết.

Ngược lại với lạm phát cao ở Mỹ và châu Âu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc đã giảm vào năm 2023 và chỉ tăng nhẹ trong năm nay vì nhu cầu trong nước vẫn ảm đạm.

CPI tháng 8 được ​​công bố vào thứ Hai (9/9) dự kiến ​​sẽ cho thấy mức tăng trưởng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Yi cho biết, chỉ số giá tiêu dùng có thể sẽ "hội tụ trên mức 0 vào cuối năm", trong khi chỉ số giá sản xuất có khả năng sẽ đạt mức 0, sau khi có số liệu âm trong những tháng gần đây.

Zou Lan, Giám đốc bộ phận chính sách tiền tệ của PBOC cho biết, ngân hàng trung ương vẫn còn dư địa để hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây chỉ là một trong số nhiều công cụ chính sách tiền tệ của PBOC.

Vào tháng 7, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã công bố sự ủng hộ lớn đối với chính sách đổi mới một số hàng hoá nhất định để thúc đẩy tiêu dùng. Trong khi chính quyền trung ương và địa phương cũng đã có những bước đi nhằm củng cố thị trường bất động sản, nhưng doanh số bán và đầu tư vào các bất động sản mới vẫn giảm.

Jeffrey J. Schott, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết: "Thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc là quản lý cuộc khủng hoảng nhà ở và đảm bảo có đủ nhu cầu trong nước để duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao… Điều đó rất quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc và giúp ngày càng nhiều người dân nâng cao mức sống".

Tiêu dùng của Trung Quốc vẫn ảm đạm kể từ khi xảy ra đại dịch. Tại các thành phố lớn là Bắc Kinh và Thượng Hải, doanh số bán lẻ lần lượt giảm 3,8% và 6,1% vào tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái.

Các yếu tố chính dẫn đến tâm lý tiêu dùng thấp bao gồm sự không chắc chắn về thu nhập trong tương lai và tác động của sự suy thoái thị trường bất động sản đối với sự giàu có.

"Tương phản với Nhật Bản, các ngân hàng trung ương nên tránh tình trạng giảm phát kéo dài ngay cả khi ở mức nhẹ, điều đó có thể ảnh hưởng đến việc xác định tiền lương”, Haruhiko Kuroda, cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho biết trong cùng hội nghị.

Ông Kuroda chỉ ra rằng, tình hình giảm phát hiện tại của Trung Quốc đã ngắn hơn nhiều so với những gì Nhật Bản phải đối mặt. Nhưng ông cho biết, 15 năm giảm phát ở Nhật Bản đã ngăn cản tiền lương tăng đáng kể, cho đến một hoặc hai năm trở lại đây.

Tin bài liên quan