Ông Hùng cho biết thêm, khá nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới đang xúc tiến các bước đầu tư vào Ngân hàng.
Xin ông cho biết lộ trình CPH của Vietinbank diễn ra như thế nào?
Đầu tháng 4/2008, Vietinbank đã nộp hồ sơ báo cáo Chính phủ về việc CPH. Thời điểm cụ thể do Chính phủ quyết định. Về chủ quan, Ngân hàng đã hoàn thành việc tính toán và đưa ra phương án xác định giá trị doanh nghiệp và xây dựng phương CPH. Dự kiến, tới cuối năm 2008, chúng tôi sẽ thực hiện IPO.
Vietinbank cũng đã hoàn thành xây dựng lộ trình tổng thể về CPH ngân hàng và được Chính phủ chấp thuận cấp bổ sung vốn điều lệ gần 4.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng mời Công ty Kiểm toán Ernst & Young thực hiện đúng quy trình kiểm toán tài chính theo tiêu chuẩn Việt
Theo dự kiến, Vietinbank sẽ trình Chính phủ bán khoảng 25% cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong đợt IPO đầu tiên và đến năm 2010 có thể sẽ bán tiếp 24% ra công chúng. Lúc đó cơ cấu vốn nhà nước sẽ là 51% và Ngân hàng có nhiều cơ hội, điều kiện cạnh tranh để phát triển, hội nhập.
Tìm kiếm đối tác nước ngoài ở thời điểm này khá khó khăn, ông có thể cho biết thông tin về sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài tới việc CPH VietinBank?
Hiện nay, tôi chỉ có thể nói rằng, có 8 ngân hàng nước ngoài từ Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản… đề nghị tham gia đàm phán để trở thành cổ đông chiến lược của Vietinbank.
Sức cầu trên thị trường hiện rất yếu và công chúng đầu tư cho rằng, bất cứ đợt IPO nào cũng có thể thất bại, ông nhìn nhận ra sao về thực trạng này?
Tôi cho rằng, việc lùi thời điểm IPO của các DNNN lớn có thể khiến thị trường thiếu nguồn hàng mới, nhất là những cổ phiếu có thương hiệu và khó có thể tạo ra tính hấp dẫn đối với NĐT, nhất là những tổ chức lớn hướng đến việc nắm giữ cổ phiếu một cách dài hạn. Khi thị trường không còn tính hấp dẫn, NĐT sẽ quay lưng và chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực khác. Tôi tin tưởng rằng, nếu thị trường thêm hàng hóa chất lượng tốt, giá cả phù hợp sẽ kích cầu đầu tư. Bản thân Vietinbank cũng đưa ra nhiều phương án IPO để có thể đạt được kết quả tối ưu vào thời điểm thị trường thuận lợi nhất.
Chuyển đổi thương hiệu vào thời điểm thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động của Ngân hàng có gì xáo trộn?
Ngân hàng Công thương Việt
Thanh khoản là nỗi lo của các ngân hàng trong tình hình hiện nay, Vietinbank đối phó với vấn đề này ra sao, thưa ông?
Chúng tôi hiện phải để trong kho thường xuyên ở mức 500 - 600 tỷ đồng và có đủ chủng loại tiền từ USD, EUR… Về tăng trưởng tín dụng, đối với khách hàng sản xuất - kinh doanh thật sự, có khả năng và đủ điều kiện trả nợ tốt, Vietinbank vẫn xem xét hồ sơ cho vay, riêng hai hoạt động kinh doanh bất động sản và chứng khoán chúng tôi không làm. Ngoài đảm bảo tính thanh khoản trong hệ thống, Vietinbank còn tham gia hỗ trợ các NHTM cổ phần khác, ngoài ra chúng tôi còn mua 20.000 tỷ đồng tín phiếu ngân hàng.
Có người hỏi tôi cuộc đua lãi suất này đi về đâu? Thực chất, nếu đẩy lãi suất lên có hút được tiền về không và được bao nhiêu? Theo quy định, lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản thì cớ gì có ngân hàng lại đẩy lãi suất lên tới 18%/năm, làm vậy là hành động "uống thuốc độc". Huy động đã 18%, dự trữ thanh khoản, bảo hiểm, chi phí ngân hàng khác… mất 2% nữa, nếu huy động cao thì hoàn toàn không chấp nhận được và cơ quan quản lý cần xem xét xem tại sao ngân hàng lại hành động "liều chết" như vậy?