Cuộc sống tiện lợi với những căn nhà thông minh

Cuộc sống tiện lợi với những căn nhà thông minh

(ĐTCK) Cách mạng 4.0 không chỉ giúp tạo ra những sản phẩm, tiện ích thông minh cho ngôi nhà của bạn, mà còn giúp nâng tầm các chuẩn mực chất lượng mới.

Chạm, bấm và mọi thứ hiện ra trước mắt

Vài năm trở lại đây, khi thế giới đang dần tiến vào kỷ nguyên Internet of Things (IoT), kết nối mọi vật qua Internet, nhà thông minh trở thành một xu hướng công nghệ tất yếu, là tiêu chuẩn của nhà ở hiện đại. Không ngẫu nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn trở lại đây, "nhà thông minh" trở thành chủ đề nóng được bàn thảo nhiều nhất tại không chỉ các diễn đàn về thị trường bất động sản mà còn cả diễn đàn về các nền tảng công nghệ thông minh.

Ngôi nhà không đơn thuần chỉ là một không gian sống sang trọng, ấm cúng, mà ở nơi đó mỗi vật dụng đều được thiết kế, tận dụng tối đa không gian, đa chức năng và thậm chí được điều khiển và kết nối với nhau một cách tự động.

Từ các thiết bị rèm cửa, điều hoà, dàn âm thanh, hệ thống ánh sáng, hệ thống an ninh, thiết bị nhà tắm… được kết nối với nhau và hoạt động hoàn toàn tự động theo kịch bản mà chủ nhân đặt ra, đáp ứng đúng nhu cầu, sở thích của mỗi thành viên trong gia đình.

Thử tưởng tượng, vào buổi sáng, đèn tắt, rèm cửa tự động chuyển tới vị trí thích hợp để giảm bớt những tác động náo nhiệt từ đường phố và nhường không gian cho ánh sáng tự nhiên. Tối đến, hệ thống đèn bật sáng, các rèm cửa kéo lên để gia đình có thể thưởng ngoạn từ trên cao bức tranh thành phố rực rỡ ánh đèn, đồng thời âm nhạc cũng nhẹ nhàng cất lên các giai điệu yêu thích.

Thử tưởng tượng, ở bất cứ đâu, dù ở nhà hay đang ngoài đường, nếu bạn muốn tự động tắt hoặc đóng lại toàn bộ thiết bị chỉ cần bật chế độ "ra khỏi nhà", và khi về nhà, muốn chúng bật trở lại thì chỉ cần bật chế độ "về nhà". Khi đó, điều hòa đã ở chế độ mát lạnh, nước nóng cũng đã sẵn sàng từ vài phút trước khi gia chủ về đến cửa.

Riêng hệ thống an ninh luôn hoạt động 24/24 và sẽ thông báo đến chủ nhân mọi thay đổi "đáng ngờ" trong ngôi nhà, dù bạn đang ở bất cứ đâu, có thể cách xa nhà cả nghìn cây số. Nhờ hệ thống kiểm soát ra vào, dù bạn đang ở vị trí nào trong nhà mình cũng đều có thể biết rõ ai đang gõ cửa thông qua màn hình tablet. Bạn sẽ quyết định có tiếp vị khách này hay không chỉ bằng một cú chạm tay trên màn hình cảm ứng.

Chúng ta đang sống trong thế giới của công nghệ, tại đó, một ngôi nhà hoàn hảo không chỉ sang trọng trong thiết kế, mà còn phải mang lại cảm giác thoải mái, tiện nghi và có cảm xúc. Ngôi nhà phải hiểu được chủ nhân và điều này chỉ có thể thành hiện thực với những công nghệ thông minh, tạo nên đẳng cấp cho ngôi nhà.

Nếu như trước đây, công nghệ đó mới chỉ trong trưởng tượng, thậm chí đôi khi là quá xa xỉ với người Việt Nam, thì hiện nay, với xu hướng thích sự độc đáo, sáng tạo cũng như muốn trải nghiệm cảm giác của công ghệ mới, các dòng sản phẩm nội thất thông minh cho ngôi nhà đã trở nên phổ biến. Dần dà, nó còn tạo ra một nét văn hóa mới khi tài chính của người dùng không còn là vấn đề quan trọng nữa.

Nhưng không hẳn ai cũng phù hợp

Do nhu cầu cao, nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường nội thất thông minh, khiến cuộc đua trên thị trường đang nóng dần lên. Tuy nhiên, lưu ý rằng do mỗi căn nhà có thiết kế không gian khác nhau, nên mỗi sản phẩm được quảng bá trên thị trường hiện nay được quảng cáo chỉ mang tính định hình chung, và không thể áp dụng chung cho từng căn hộ. Vì vậy, mỗi gia chủ cần phải có sự chuẩn bị và tính toán một cách kỹ lưỡng trước khi áp dụng các sản phẩm nội thất thông minh cho ngôi nhà.

Cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến các chuyên gia và đơn vị tư vấn ngay từ khi bắt đầu hướng tới việc áp dụng cho ngôi nhà của mình trở nên thông minh hơn. Với mỗi sản phẩm thông minh sẽ có từng dòng khác nhau, với mức giá khác nhau, và đôi khi có thể sẽ không phù hợp khi kết hợp với nhau, khiến ngôi nhà trở nên bất hợp lý, và làm xấu xí cho ngôi nhà.

Cũng liên quan đến vấn đề về từng dòng sản phẩm, thì mức giá khác nhau cũng không phải là dễ chọn lựa. Đắt tiền đôi khi không phải vấn đề lớn, nhưng ít tiền quá có thể sẽ khiến sản phẩm nhanh chóng xuống cấp, dễ hỏng và phải liên tục tiến hành thay thế, bất tiện cho người sử dụng. Ngoài ra, dòng nội thất thông minh chỉ phù hợp với diện tích nhà, căn hộ nhỏ, vì người ta mua để tiết kiệm không gian.

Còn với diện tích nhà lớn, căn hộ lớn thì việc sử dụng công nghệ thông minh ( nếu muốn) có thể khiến gia chủ phải chấp nhận chi ra mức tiền khá lớn, chưa kể việc sử dụng các thiết bị này cũng phức tạp và đòi hỏi các chủ nhân cũng phải là người có kiến thức về công nghệ. Điều này có thể tạo ra những nghi ngờ đối với các kiến trúc sư và nhà cung cấp khi người chủ không thấy cuộc sống tiện nghi và thoải mái hơn như mong muốn hoặc như những lời quảng cáo.

Nghi ngờ này là điều dễ hiểu bởi người tiêu dùng Việt đã quá quen với các sản phẩm "thương hiệu Việt" nhưng thực chất là nhập hàng Trung Quốc rồi đặt tên, dán nhãn mác nội.

Và cuộc đua của thị trường

Tóm lại, trong vài năm gần đây, nhiều giải pháp tích hợp thông minh (hệ thống quản lý tòa nhà, căn hộ thông minh - SmartHome) đang được sử dụng để quản lý và điều khiển hoạt động tại các tòa nhà cao tầng, hay những biệt thự cao cấp. Các giải pháp này giúp chủ đầu tư, chủ sở hữu quản lý hiệu quả nhân lực, chi phí hoạt động, tiết kiệm năng lượng…, tạo nên một môi trường sống an toàn, tiện nghi cho cư dân.

Tùy theo lối sống, hành vi, cách sinh hoạt thì việc áp dụng căn nhà thông minh hay nội thất thông minh cũng nên ở mức độ vừa phải, và đặc biệt phải phù hợp túi tiền của mình. Không nên chạy theo những xu hướng khi ta chưa từng biết hoặc không đủ thời gian để tìm hiểu và trải nghiệm. Có chăng, chỉ số ít các gia đình có điều kiện và đa số là những người đã từng sinh sống ở nước ngoài hay người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trong tương lai, xu thế này sẽ không thể đảo ngược khi các đơn vị cung cấp dịch vụ hiện cũng đã có những bước điều chỉnh để đưa nhà thông minh đến gần hơn với người dân. Điều này không chỉ giúp người dùng phải bỏ mức chi phí vừa phải hơn, đồng thời cũng giúp nâng tầm chuẩn mức mới cho cuộc sống tại các chung cư cao tầng tại Việt Nam.

Khảo sát cho thấy, hiện nay, để có thể triển khai công nghệ tòa nhà thông minh, mức chi phí phụ thuộc nhiều vào đầu mục các ứng dụng, tần suất ứng dụng. Tuy nhiên, theo lời một chuyên gia, mức phí này có thể dao động trong khoảng từ 10 - 60 triệu đồng/căn nhà (với các ứng dụng cơ bản), thậm chí lên đến vài trăm triệu hay cả tỷ đồng nếu triển khai đồng thời nhiều kết nối thông minh. 

 Xu hướng nền tảng (Platform) của digital marketing trong kinh doanh bất động sản

Khó khăn lớn nhất trong kinh doanh bất động sản là tìm kiếm khách hàng và xây dựng kênh phân phối đã được Công ty cổ phần King Broker giải quyết và nghiên cứu trong 6 năm bắt đầu từ 2012 và hiện nay đã được áp dụng cho rất nhiều đơn vị.

Hệ thống giải pháp tổng thể  này dựa trên 2 nền tảng Big data và nền tảng giải pháp nghiên cứu thị trường ( Thuật toán so sánh toán tử ), cùng các giải pháp về Marketing Online giúp cho Chủ đầu tư và các đơn vị phân phối biết chính xác: Khách hàng của mình là ai? Họ ở đâu? Làm cách nào để tiếp cận họ một cách nhanh nhất?

Thông tin liên hệ: 086.8888.000

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tin bài liên quan