Cung cấp dịch vụ chứng khoán: Công ty nhỏ vẫn có cửa bứt phá

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường trong giai đoạn giằng co, lượng khách hàng mới gia nhập thị trường giảm dần, 2023 đang bắt đầu một cách không dễ chịu với nhóm công ty chứng khoán.

Sức ép cạnh tranh khốc liệt

Bước sang năm 2023, thị trường chứng khoán đã đi hơn 1/4 chặng đường nhưng xu hướng chung chưa lấy làm cải thiện so với 2022 - thời điểm thị trường chịu áp lực điều chỉnh lớn, khiến chỉ số VN-Index lao dốc hơn 33% và thanh khoản hạ nhiệt.

Là nhóm doanh nghiệp gắn liền với diễn biến thị trường, các công ty chứng khoán vẫn giữ cái nhìn lạc quan với kỳ vọng thanh khoản cải thiện và VN-Index giữ xu hướng tăng về cuối năm. Đây cũng là lý do không ít doanh nghiệp mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng bằng lần.

Đáng chú ý, sau giai đoạn tích cực chạy đua tăng vốn năm 2021, các công ty chứng khoán đang có sức mạnh vốn mới để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, thâu tóm thị phần. Cũng bởi vậy, cuộc cạnh tranh thu hút khách hàng sẽ ngày càng quyết liệt.

Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán tại Việt Nam thông thường có bốn nguồn thu chính gồm dịch vụ môi giới, lãi cho vay margin, tư vấn phát hành và hoạt động tự doanh.

Trong những năm gần đây, Top 10 thị phần môi giới trên thị trường vẫn là những tên tuổi như VPS, SSI, VND, Mirae Asset, HSC, VCSC, MBS…, riêng nhóm này đã chiếm thị phần hơn 63% toàn thị trường. Đây đều là các công ty chứng khoán nhiều năm kinh nghiệm, “dày vốn” và sở hữu đội ngũ môi giới hùng hậu…

Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE)
Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE)

Tuy nhiên, trong giai đoạn thị trường ảm đảm, mảng kinh doanh môi giới sẽ chịu áp lực mạnh nhất. Để gia tăng thị phần, công ty chứng khoán phải chấp nhận bỏ ra nhiều chi phí hơn, khiến hiệu quả hoạt động không mấy tích cực, thậm chí biên lãi gộp teo tóp, thua lỗ.

Chẳng hạn, xét chỉ tiêu chi phí môi giới/doanh thu môi giới của các công ty chứng khoán top đầu thị phần, VPS ở ngưỡng 80% trong 2 năm trở lại đây, tức 10 đồng từ môi giới thì chi ra tới 8 đồng. Tại Mirae Asset hay SSI, tỷ trọng chi cho môi giới/doanh thu có những quý vượt mức 100%, đồng nghĩa không có lãi trong mảng môi giới. Tất nhiên, các công ty chứng khoán có thể bù đắp bằng hoạt động cho vay margin.

Cũng xuất phát từ thực tế này, một số công ty chứng khoán lựa chọn bỏ hoạt động môi giới như TCBS, Pinetree…, thay vào đó là các chương trình giảm phí, giảm lãi margin cho người dùng. Động thái mang tính đánh đổi doanh thu lấy tệp khách hàng và hướng đi này khiến cuộc đua giảm phí giữa các công ty chứng khoán càng trở nên căng thẳng.

Công ty nhỏ tìm cửa sáng

Rõ ràng, trong bối cảnh nhà đầu tư có nhiều công cụ để tiếp cận thông tin và kiến thức hơn, hoạt động cạnh tranh bằng giá, chi phí không còn hiệu quả và không bền vững. Thay vào đó, các công ty chứng khoán phải tự tìm lối đi riêng, nhất là nhóm công ty quy mô vốn nhỏ hơn trên thị trường.

Một số công ty chứng khoán mới theo phong cách không môi giới, sử dụng công nghệ để biến ứng dụng trên điện thoại trở thành môi giới/tư vấn viên cho nhà đầu tư, giúp khách hàng hiểu về chứng khoán và hoạt động đầu tư cơ bản, đưa ra lời khuyên cắt lỗ và chốt lời dựa trên công nghệ AI, phân tích dữ liệu…

Chẳng hạn, DNSE là công ty đi theo mô hình Fintech và không có môi giới, thay vào đó là tính năng môi giới ảo AI Broker. Công ty cũng tiếp cận khách hàng bằng nội dung video TikTok, truyện tranh, sở hữu cộng đồng Bò và Gấu…

Hay với Công ty Chứng khoán Vina (VNSC) – doanh nghiệp vừa được Finhay mua lại và sở hữu từ cuối năm 2022, giải pháp công nghệ được xem là thế mạnh, nhất là khi Finhay được biết tới là Fintech tiên phong trên thị trường đầu tư. Tháng 4/2023, nền tảng đầu tư thông minh VNSC by Finhay được ra mắt, với tính năng Auto Invest, công cụ giúp nhà đầu tư chủ động thiết lập những chiến lược đầu tư như mua trung bình giá (DCA) một cách tự động, theo lịch trình cụ thể, không tốn thời gian theo dõi.

VNSC by Finhay tận dụng tốt nhiều lợi thế từ Fintech Finhay
VNSC by Finhay tận dụng tốt nhiều lợi thế từ Fintech Finhay

“Công nghệ và máy móc có tính chính xác, nguyên tắc. Nó không bị hoảng loạn thái quá, không bị cuốn theo trào lưu và bởi vậy kiểm soát rủi ro tốt hơn. Nhờ công nghệ và cơ sở dữ liệu ta có thể kiểm chứng các phương pháp đầu tư rõ ràng hơn là theo các phương pháp không chắc chắn", ông Đỗ Thái Hưng, Giám đốc CTCP Đầu tư FINPROS từng chia sẻ tại talkshow Bí mật đồng tiền.

Trong giai đoạn thị trường rung lắc dữ dội 2021-2022, nhiều nhà đầu tư đã nếm trái đắng khi thua lỗ. Từ đó, nhu cầu gia tăng kiến thức đầu tư, hiểu sâu diễn biến thị trường ngày càng lớn. Nhóm công ty chứng khoán cũng nhanh chóng nhận ra điều này và sẵn sàng tổ chức chương trình đào tạo, hoặc tích hợp sẵn chương trình trên ứng dụng giao dịch.

Với VNSC, nội dung đào tạo được tích hợp với VNSC Academy. Đây là chương trình cung cấp kiến thức đầu tư bài bản, trực quan, chuyên sâu. Các kiến thức sẽ liên tục được cập nhật với sự tham gia xây dựng của những chuyên gia hàng đầu thị trường.

VNSC by Finhay là công cụ đầu tư được “may đo” cho nhóm nhà đầu tư bán chuyên, những nhà đầu tư chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm đầu tư, cần chiến lược tăng trưởng dài hạn một cách phù hợp, dễ dàng và tiết kiệm thời gian, nguồn lực.

Hoạt động của các công ty chứng khoán sẽ tiếp tục phân hoá trong thời gian tới, mà sức mạnh của các doanh nghiệp lớn là không thể chối cãi. Tuy nhiên, nhóm công ty nhỏ với lợi thế công nghệ kết hợp tập khách hàng sẵn có cũng có ưu thế để duy trì tăng trưởng.

Tham khảo và trải nghiệm Nền tảng đầu tư thông minh VNSC by Finhay với những ưu đãi hấp dẫn dành cho người dùng mới tại đây.

Tin bài liên quan