Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo.

Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo.

Cử tri mong lãi suất giảm, sửa Luật Đất đai sẽ vì lợi ích chung của đất nước

0:00 / 0:00
0:00
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện tháng 4/2023.

Cử tri mong muốn lãi suất tiếp tục giảm trong điều kiện lạm phát được kiểm soát, giá trị đồng tiền ổn định, đồng thời Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân vay vốn.

Đó là nội dung được nêu tại báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 4/2023 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sáng 10/5.

Trình bày báo cáo, Trưởng ban Dân nguyện (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân bày tỏ sự quan tâm về dự kiến các nội dung được Quốc hội xem xét thông qua và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 gồm 8 dự án luật, 2 nghị quyết, trong đó một số dự thảo Luật được đông đảo cử tri quan tâm, kiến nghị.

Như Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn…

Cử tri đặc biệt kỳ vọng vào việc Quốc hội sẽ cho ý kiến lần thứ hai đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), mong muốn Chính phủ trước khi trình Quốc hội cho ý kiến cần nghiên cứu tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của Nhân dân trên tinh thần cầu thị, lắng nghe tất cả các ý kiến đóng góp, vì lợi ích chung của đất nước, ông Bình nhấn mạnh.

Về kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri của cơ quan có thẩm quyền, ông Bình nêu trong kỳ báo cáo, Ban Dân nguyện đã nhận được văn bản trả lời đối với 2588/2.593 kiến nghị cử tri gửi đến trước và sau Kỳ họp thứ 4, Kỳ họp bất thường lần thứ hai (đạt 99,9%).

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an, trong tháng 4/2023, tình hình công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có chiều hướng tăng so với tháng 3/2023. Tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, các cơ quan đã tiếp 416 lượt với 873 công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 413 vụ việc, trong đó có 208 vụ việc khiếu nại, 47 vụ việc tố cáo, 158 vụ việc kiến nghị, phản ánh (so với tháng 3/2023, tăng 126 lượt về 125 vụ việc).

Tại Hà Nội thường xuyên có 56 công dân của 16 địa phương khiếu kiện kéo dài , những người này hàng ngày thường tập trung từ 10 – 30 người di chuyển đến Trung tâm Chính trị Ba Đình căng băng rôn, biểu ngữ, la hét; sử dụng điện thoại cá nhân quay clip, livestream, phát tán lên Facebook cá nhân xuyên tạc, kích động, kêu gọi cộng đồng mạng ủng hộ.

Các lực lượng chức năng đã tích cực tuyên truyền, vận động các công dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về tiếp công dân, về khiếu nại, về tố cáo nhưng có một số trường hợp không chấp hành, liên tục có hoạt động quá khích, buộc các lực lượng chức năng phải cưỡng chế, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, ông Bình thông tin.

Về việc thực hiện kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến việc việc phát điện và xác định đơn giá mua điện đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, theo báo cáo, Bộ Công thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương phối hợp với các nhà đầu tư thống nhất giá điện, sớm đưa các nhà máy vào vận hành, tránh lãng phí tài nguyên.

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số chủ đầu tư, trong số 84 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, có 34 dự án chuyển tiếp đã hoàn thành thi công, thử nghiệm nhưng các quy định về việc xác định giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp được quy định tại Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công thương còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế cần được Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể để Tập đoàn điện lực Việt Nam và các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp thuận lợi trong việc xác định giá phát điện đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư.

Tin bài liên quan