Cú sốc vĩ mô sẽ ngấm dần vào hệ thống tài chính trong giai đoạn cuối năm

Cú sốc vĩ mô sẽ ngấm dần vào hệ thống tài chính trong giai đoạn cuối năm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hậu quả kinh tế do tác động từ đại dịch Covid-19 có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các nước giảm liều lượng gói cứu trợ và các ngân hàng có thể gặp thiệt hại nặng nề.

Đó là đánh giá của Piyush Gupta, Giám đốc điều hành Ngân hàng DBS - ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á của Singapore.

Trong cuộc trao đổi với CNBC, Gupta cho biết, các chính sách kích thích tài chính ở nhiều quốc gia đang giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, khi những biện pháp đó chấm dứt, nhiều doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại nữa.

“Rất nhiều công ty sẽ không thể sống sót. Sẽ là một câu hỏi đáng giá hàng triệu USD về cách làm thế nào để cứu sống những công ty khó có thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình. Liệu bạn sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ tài chính để hỗ trợ hay sẽ là một quá trình phá hủy sáng tạo như của nhà kinh tế học Joseph Schumpeter. Đây sẽ là một thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới, tôi cho rằng điều này sẽ diễn ra trong năm tới”, ông nói.

Gupta đã đề cập đến một khái niệm phổ biến bởi nhà kinh tế học người Áo Joseph Schumpeter, trong đó mô tả quá trình tháo dỡ cái cũ để nhường chỗ cho cái mới và sự cải tiến.

CEO này cho biết, chính trị và xã hội sẽ khiến các chính phủ gặp khó khăn trong việc tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp này về mặt tài chính trong thời gian dài.

“Điều này có nghĩa chúng ta sẽ bắt đầu nhìn thấy nhiều doanh nghiệp vỡ nợ hơn và sau đó lan ra lĩnh vực tài chính”, ông nói.

Gupta cho rằng, sẽ có nhiều thiệt hại hơn đối với ngân hàng, nhưng các ngân hàng trên toàn cầu cũng bước vào cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra hiện nay trên nền tảng vững chắc hơn nhưng cũng có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn một thập kỷ trước.

Tại Singapore, Chính phủ đã dự báo một sự thu hẹp kinh tế từ 4% đến 7% trong năm nay, đây sẽ là giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất kể từ khi độc lập vào năm 1965.

Bên cạnh đó, các nhà chức trách Singapore đã đưa ra các biện pháp giúp đỡ các hộ gia đình và doanh nghiệp, bao gồm cho phép họ trì hoãn một số khoản trả nợ cho đến cuối năm nay.

Ravi Menon, Giám đốc điều hành Cơ quan tiền tệ Singapore cho biết: "Các biện pháp hỗ trợ sẽ giúp chúng tôi nhìn thấy việc trải qua phần tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng như thế nào, nhưng các chính sách này không thể tiếp tục mãi mãi".

Ông giải thích rằng, việc tích lũy nợ có thể làm tăng nguy cơ vỡ nợ nhiều hơn nữa.

Gupta cho biết, DBS đã đưa ra một số giả định khá hà khắc xung quanh số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng không thể sống sót được trong bài kiểm tra sức khỏe nội bộ của ngân hàng. Ông cảnh báo rằng, tỷ lệ của các khoản nợ xấu có thể tồi tệ hơn mức được thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

“Tôi cho rằng, các bạn sẽ nhìn thấy những căng thẳng hơn trong hệ thống tài chính trong giai đoạn nửa cuối năm nay và năm sau do sự sụp đổ từ các cú sốc vĩ mô sẽ ngấm dần vào hệ thống tài chính trong thời điểm này”, ông nói.

Tin bài liên quan