Giai đoạn cuối năm 2014 chứng kiến sự suy thoái của ngành nhựa do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng giá dầu diễn ra trên toàn thế giới khởi nguồn là từ sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ khiến giá dầu lao dốc. Điều này dẫn đến những biến động phức tạp cả về giá nguồn cung nguyên liệu đầu vào, giá thành phẩm ở khắp các thị trường.
Kể từ đầu năm 2016 đến nay, ngành nhựa thế giới đã hồi phục trở lại và tăng trưởng trong một trạng thái khá thận trọng. Giá trị ngành nhựa toàn cầu năm 2018 đạt 271 tỷ USD (+3,4%yoy) trong khi tăng trưởng trung bình tính từ năm 2001 đến nay đạt khoảng 5,4 – 5,7%/năm.
CTS dự báo trong giai đoạn 2019 - 2021 năm tới giá hạt nhựa tại các quốc gia sản xuất hạt nhựa từ khí thiên nhiên sẽ giảm như khu vực OPEC và Mỹ do tác động từ giá khí. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất sản phẩm nhựa hạ giá thành và mở rộng thị trường.
Ngành nhựa Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển, các công ty có thể sẽ hướng đến chiến lược mở rộng theo chiều ngang
Ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp chiến lược ở Việt Nam chiếm 5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp quốc gia và khoảng 3% GDP Việt Nam. Đây là một trong 10 ngành công nghiệp trọng điểm trong quy hoạch kinh tế của chính phủ tầm nhìn đến năm 2035.
Ngành nhựa Việt Nam hiện mới đang trong giai đoạn phát triển. Ước tính quy mô sản xuất năm 2018 là 7,3 triệu tấn, giá trị đạt khoảng 16 tỷ USD (tăng trưởng đạt 8,9%). Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 4,01 tỷ USD và giá trị nhập khẩu đạt 14,96 tỷ USD. Tiềm năng tăng trưởng ngành còn dài hạn, sức hấp dẫn ngành đến từ cơ cấu dân số đang là dân số trẻ. Điều này phát sinh nhu cầu trực tiếp đến ngày xây dựng, bất động sản, thực phẩm,... những ngành là thị trường đầu ra chính của ngành nhựa.
Về phía nguồn cung nguyên liệu, Ngành công nghiệp hóa dầu trong nước hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển dẫn đến việc thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu cho việc sản xuất các sản phẩm nhựa.
Ngành nhựa Việt Nam từ giai đoạn thành lập đến nay mới chỉ đang sản xuất được các sản phẩm nhựa tiêu dùng và thương mại (khu vực hạ nguồn) chứ chưa phát triển nguồn cung nên vẫn phụ thuộc chính vào hạt nhựa nguyên sinh nhập khẩu.
Hiện tại, thị trường trong nước cung cấp khoảng 626.000 tấn hạt nhựa, chỉ đáp ứng được khoảng 11,22% nhu cầu. 88,78% còn lại (tương ứng với khoảng 5,58 triệu tấn hạt nhựa). Do đó, cán cân thương mạnh ngành luôn trong tình trạng nhập siêu.
Về độ mức độ cạnh tranh, thị phần ngành Nhựa ngành khá phân mảnh với nhiều loại sản phẩm khác nhau. Hầu như không có doanh nghiệp nào quá áp đảo về thị phần so với các đối thủ, rào cản ra nhập ngành thấp.
Giá trị ngành nội địa hiện mới đang tập trung ở phân khúc hạ nguồn bao gồm sản xuất các sản phẩm nhựa. Việc cung ứng nguyên liệu hạt nhựa từ thị trường nội địa có nhiều khó khăn do dự án trọng điểm mang tầm cỡ quốc gia. Hiện trong nước mới chỉ cung cấp được hơn 11% nhu cầu hạt nhựa nguyên liệu trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất chia là 4 nhóm chính: bao bì, vật liệu xây dựng, nhựa dân dụng và nhựa kỹ thuật.
- Nhóm nhựa bao bì: Biên lợi nhuận sản xuất bao bì chưa thực sự hấp dẫn tuy nhiên có thể sẽ cải thiện trong thời gian sắp tới do giảm giá nguyên liệu đầu vào. Tiềm năng tăng trưởng của nhóm ngành bắt nguồn từ tăng trưởng của ngành thực phẩm, đồ uống. Nhờ sản xuất ở quy mô lớn nên đây là nhóm doanh nghiệp rất có tiềm năng, có lợi thế để phát triển theo chiều ngang - sản xuất sản phẩm có biên lợi nhuận cao hơn. CTS đưa ra nhận định đây là nhóm cổ phiếu ngành nhựa có tiềm năng tăng trưởng tốt nhất.
Mã cổ phiếu điển hình: AAA
- Nhóm nhựa vật liệu xây dựng: Biên lợi nhuận tốt, tuy nhiên trong ngắn hạn không còn nhiều sức hấp dẫn do mức độ cạnh tranh tăng cao – công suất sản xuất đã cao hơn 1,5 lần so với sản lượng tiêu thụ và ảnh hưởng chu kỳ ngành Bất Động Sản. Mặc dù vậy, đây cũng là nhóm cổ phiếu có tỷ lệ trả cổ tức cao, các nhà dầu tư có thể cân nhắc đến việc đầu tư ăn cổ tức dài hạn.
Mã cổ phiếu điển hình: BMP, NTP, DAG
- Nhóm nhựa dân dụng: tiềm năng tăng trưởng tốt do nhu cầu tháp dân số trẻ của Việt Nam, tuy nhiên các mặt hàng cao cấp hầu hết nằm trong tay các công ty nước ngoài. Các công ty trong nước hiện mới đang tập trung tại phân khúc mặt hàng bình dân với biên lợi nhuận thấp.
- Nhóm nhựa kỹ thuật: tiềm năng tăng trưởng dài hạn: Việt Nam đang chú trọng phát triển các mặt hàng kỹ thuật công nghệ cao như ô tô, xe máy, điện thoại,... Các ông lớn trong ngành gồm Thaco, Vinfast hay các FDI như Honda, Yamaha, Samsung,...
Mã cổ phiếu điển hình: RDP, NHH