Tài chính tiêu dùng là lĩnh vực tiềm năng trong sự phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Tài chính tiêu dùng là lĩnh vực tiềm năng trong sự phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Công ty tài chính giành giật thị phần

Trước sức “nóng” của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam, nhiều ngân hàng sẽ sớm thành lập mới hoặc mua lại công ty tài chính để đẩy mạnh cho vay tiêu dùng.

Thu về hàng ngàn tỷ đồng lợi nhuận

Mặc dỳ tỷ lệ đóng góp vào ngân hàng mẹ được cho là đã giảm so với trước đây và chỉ còn khoảng 36%, song kết thúc năm qua, FE Credit vẫn là công ty con có đóng góp lớn nhất vào tổng lợi nhuận 9.200 tỷ đồng trước thuế của Ngân hàng VPBank. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và vốn chủ sở hữu (ROE) của FE Credit đạt lần lượt là 2,5% và 22,9%; tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) ở mức 9%.

Trong khi đó, kết thúc năm 2018, Công ty Tài chính HD Saison đạt lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng, tăng 73% so với năm 2017 và đóng góp trên 25% vào tổng lợi nhuận hơn 4.000 tỷ đồng của ngân hàng mẹ HDBank hợp nhất.

Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) dự báo, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 của HDBank tăng 27,3%, đạt 5.098 tỷ đồng, đưa hệ số ROA lên 23%. Trong đó, NIM sẽ tiếp tục tăng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa chiến lược ngân hàng bán lẻ với tài chính tiêu dùng.

Phân tích sâu về danh mục cho vay khách hàng, HSC cho biết, năm qua, ngân hàng mẹ HDBank ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng 18,3% - nằm trong hạn mức do Ngân hàng Nhà nước cho phép. Trong khi đó, HD Saison tăng trưởng cho vay ở mức 12,7%. HSC đánh giá triển vọng lợi nhuận HDBank năm 2019 rất khả quan, với mức tăng trưởng 27,3%, đạt 5.098 tỷ đồng.

Chia sẻ miếng bánh

Với tiềm năng tăng trưởng lớn của thị trường tài chính tín dụng, trong năm qua, đã có thêm 3 công ty tài chính tham gia giành thị phần cho vay tiêu dùng. Đó là Viet Credit (được chuyển đổi từ Công ty tài chính Xi măng), SHB Finance, Easy Credit.

Sắp tới, sẽ có thêm các công ty tài chính trực thuộc các ngân hàng OCB, ACB… Việc có nhiều “tay chơi” mới chứng tỏ tiềm năng lớn của ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, nhưng cuộc cạnh tranh từ đó cũng sẽ khốc liệt hơn trong thời gian tới đây.

Tài chính tiêu dùng là lĩnh vực tiềm năng trong sự phát triển kinh tế tại Việt Nam, nên thị trường này không chỉ thu hút các định chế tài chính trong nước, mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã mua lại Techcom Finance với giá 1.700 tỷ đồng.

Trước đó, Shinsei Bank (Nhật Bản) hồi tháng 9/2017 đã mua lại 49% vốn Công ty Tài chính MB Shinsei từ Ngân hàng MB. Shinhan Bank mở rộng mảng bán lẻ thông qua việc mua lại mảng bán lẻ của ANZ tại Việt Nam. Đồng thời, thông qua công ty con Shinhan Card, Shinhanbank đã chi 151 triệu USD (tương đương khoảng 3.400 tỷ đồng) để mua lại Prudential Finance.

So với các công ty tài chính nước ngoài thì công ty tài chính thuộc sở hữu của ngân hàng trong nước vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, như FE Credit của VPBank, HD Saison của HDBank, vì các công ty này am hiểu văn hóa của người tiêu dùng Việt Nam để cung ứng sản phẩm phù hợp.

Ông Dmitry Mosolov, Tổng giám đốc Home Credit Việt Nam cho rằng, Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng trong tăng trưởng kinh tế (GDP) cao thứ hai trong khối ASEAN. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động chiếm đến 70% dân số. Tuy vậy, tỷ lệ người dân có giao dịch tín dụng được ghi nhận thông qua ngân hàng, các công ty tài chính chưa cao. Như vậy, tiềm năng để ngành tài chính tiêu dùng khai thác còn rất lớn.

Theo dự báo của các chuyên gia tài chính, dân số Việt Nam tiếp tục tăng và sẽ đạt 100 triệu người vào năm 2025, nên dư địa này hết sức tiềm năng cho kênh tài chính tiêu dùng bứt phá và khởi sắc.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, Dự thảo Thông tư 43/2016/TT-NHNN về hoạt động của công ty tài chính đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến rộng rãi sẽ siết cho vay tiền mặt của công ty tài chính không vượt quá 30% dư nợ. Việc này sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động của công ty tài chính.

Toàn thị trường Việt Nam hiện có 17 công ty tài chính tiêu dùng đang hoạt động. Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) mua lại Techcom Finance trong một thương vụ M&A trị giá 1.700 tỷ đồng. Trước đó, Shinsei Bank (Nhật Bản) hồi tháng 9/2017 đã mua lại 49% vốn công ty tài chính MB Shinsei từ Ngân hàng MB. Shinhan Bank mở rộng mảng bán lẻ thông qua việc mua lại mảng bán lẻ của ANZ tại Việt Nam.

Tin bài liên quan