Trong lịch sử của mình, có 2 thời điểm lãnh đạo của Charles Schwab cân nhắc việc loại bỏ hoàn toàn phí giao dịch chứng khoán. Một là vào đầu năm 1990 khi giao dịch trực tuyến bắt đầu xuất hiện. Thời điểm thứ 2 là vào những năm 2000, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra.
Mỗi lần được đưa ra, ý tưởng này đều được đánh giá là quá ư mạo hiểm cho chính công ty nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung.
Vào lúc đó, công ty đang tiến hành thu phí giao dịch 30 USD/giao dịch, giảm hơn 1 nửa so với con số 70 USD/giao dịch của những năm 1970. Đây cũng chính là lúc E-Trade (công ty vừa được ngân hàng Morgan Stanley mua lại với giá 13 tỷ USD) xuất hiện và cạnh tranh mạnh mẽ về phí với Schwab.
Điều thú vị là Schwab dù đưa ra ý tưởng miễn phí nhưng thực tế đã quyết định tăng phí trở lại như một chiến lược cạnh tranh và công ty đã trở nên mất phương hướng trong những năm tiếp theo.
Để đảo ngược tình hình, người sáng lập công ty từ đầu đã quay trở lại điều hành và tập trung vào một điều: chi phí cạnh tranh.
Quyết định sáng suốt này đã trở thành tiền đề giúp Schwab phát triển trở lại và thống trị thị trường môi giới chứng khoán từ đó đến nay.
Bước đi táo bạo nhất cuối cùng cũng xuất hiện vào mùa thu năm 2019 khi công ty đã chính thức loại bỏ hoàn toàn phí giao dịch chứng khoán trực tuyến.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã coi đây là một cú sốc. Bởi lẽ, phí giao dịch luôn chiếm một phần không nhỏ doanh thu của mỗi công ty chứng khoán trên thị trường.
Tuy nhiên, Schwab là một ông lớn khéo léo. Không những tăng vọt số lượng người dùng và số lệnh, Schwab khiến cả thị trường buộc phải thay đổi theo. Đồng thời, công ty còn thâu tóm chính đối thủ TD Ameritrade về chung một nhà bằng một thỏa thuận trị giá 26 tỷ USD.
Đằng sau câu chuyện của Charles Schwab, đó không chỉ là đơn thuần là cuộc chiến giành giữ thị phần mà còn là câu chuyện về một thế giới không tính phí đã được nhen nhóm từ rất lâu rồi trở thành hiện thực. Ở trong thế giới đó, những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang xuất hiện trở lại một cách mạnh mẽ.
Theo số liệu được thống kê bởi Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ, trong suốt hơn 10 năm qua, đóng góp vào tổng giao dịch trên thị trường chứng khoán của những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ là một con số rất khiêm tốn.
Sự khó khăn của của thị trường chứng khoán là điều không thể phủ nhận. Cùng với đó, chi phí giao dịch như sợi dây trói chân những nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Rất ít người dám bỏ một số tiền lớn để đầu tư chứng khoán khi không rõ thắng thua, đi kèm là khoản phí giao dịch không hề nhỏ.
Vậy nên, khi sợi dây trói được cởi bỏ, số lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường tăng một cách nhanh chóng.
Nhà đầu tư cá nhân Mỹ đã gia tăng số lượng mua vào những cổ phiếu của Apple, Tesla, Amazon... khi không phải trả phí giao dịch. Họ chia sẻ rằng dù không chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận đúng kỳ vọng nhưng họ hoàn toàn đủ tự tin tăng vốn đầu tư chứng khoán.
Sự nhiệt tình này là một dự báo tốt cho sự phát triển lên một tầm cao mới của thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, theo nhận định của người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính chứng khoán.
Rõ ràng, phân khúc màu mỡ mà Robinhood đã nhận ra và khai thác từ 6 năm trước đang phát triển bùng nổ hơn rất nhiều khi công nghệ ngày càng hiện đại và chính những ông lớn chứng khoán cũng nhận ra điều này.
Câu chuyện về “người hùng” Robinhood và những gì công ty khởi nghiệp tỷ đô này đã làm được cho ngành tài chính sẽ luôn được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nữa nhưng giờ đây, ngay thời điểm này, áp lực sẽ quay ngược lại chính các nền tảng giao dịch miễn phí khi ông lớn như Schwab cũng sử dụng chi phí làm vũ cạnh tranh tối thượng của họ.
Không lâu nữa, những thị trường chứng khoán khác như Việt Nam cũng sẽ phát triển giống thị trường chứng khoán Mỹ.
Nhiều công ty chứng khoán trong nước đã mạnh dạn miễn phí giao dịch cho nhà đầu tư, đơn cử như Công ty Chứng khoán AIS khi miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở dài hạn và nhận được sự ủng hộ tích cực.
Trong tương lai, miễn phí giao dịch có thể không còn là một “lá bài tẩy” của riêng mỗi công ty chứng khoán mà trở thành một tiêu chuẩn mới của cả thị trường.