Quản trị rủi ro không chỉ là trách nhiệm của bộ phận quản trị rủi ro, mà là của tất cả các bộ phận tại CTCK

Quản trị rủi ro không chỉ là trách nhiệm của bộ phận quản trị rủi ro, mà là của tất cả các bộ phận tại CTCK

Công ty chứng khoàn cần diễn tập xử lý tình huống… vỡ nợ

(ĐTCK) “Để quản trị rủi ro hiệu quả, chủ động, một trong những việc mà các CTCK cần làm là diễn tập xử lý tình huống… vỡ nợ”, ông Lim Meng Wee, Giám đốc Dự án E - Securities của CTCK Kỹ thương, đưa ra khuyến nghị gây chú ý với các CTCK.

hiệu quả, các công ty chứng khoán cần có kế hoạch diễn tập các tình huống rủi ro, cũng như vỡ nợ. Đây là khuyến nghị của ông Lim Meng Wee, người có 25 năm kinh nghiệm trên TTCK, từng giữ nhiều vị trị quản lý chủ chốt tại các công ty: Daiwa Securities, DBS Vickers Group, Giám đốc Thanh toán chứng khoán và Sản phẩm phái sinh Sở GDCK Singapore gây chú ý cho các công ty chứng khoán cũng như các thành viên thị trường tham dự buổi “Tọa đàm về quản trị rủi ro tại công ty chứng khoán trong lĩnh vực tài chính và môi giới”, do Sở GDCK Hà Nội (HNX) phối hợp với công ty chứng khoán Kỹ thương (TechcomSecurities) tổ chức mới đây.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, rủi ro chính mà các công ty chứng khoán đối mặt gồm: rủi ro kinh doanh (khó khăn trong tìm kiếm lĩnh vực kinh doanh mới), an ninh mạng, rủi ro vận hành (lừa đảo), rủi ro về pháp luật...

“Tôi từng là CEO của một công ty chứng khoán cung cấp hệ thống giao dịch online. Trong quá trình điều hành công ty này, tôi đối mặt với tình huống: có một NĐT A giàu có mở tài khoản tại Công ty. NĐT B không hiểu vì lý do gì biết được mật khẩu giao dịch của NĐT A, nên gọi điện đến Trung tâm Dịch vụ khách hàng của Công ty, yêu cầu đổi mật khẩu tài khoản giao dịch của NĐT A. Vì mọi câu hỏi mà Trung tâm Dịch vụ khách hàng đặt ra, NĐT B đều trả lời thấu đáo, nên Công ty đã đổi mật khẩu theo yêu cầu của anh ta”, ông Lim Meng Wee kể và chia sẻ thêm, sau khi chiếm được tài khoản, NĐT B không chuyển tiền từ tài khoản của NĐT A sang tài khoản của mình như cách làm thông thường và dễ bị phát hiện, mà sử dụng tài khoản của NĐT A để mua các loại chứng khoán vốn kém thanh khoản có trong tài khoản của mình. Khi đó, giá các loại chứng khoán này tăng mạnh theo ý đồ của anh ta. Hành vi vi phạm này rất khó phát hiện, khiến công ty chứng khoán đối mặt với rủi ro...

Theo chuyên gia của TechcomSecurities, kinh nghiệm từ các công ty chứng khoán quốc tế cho thấy, quản trị rủi ro không phải là việc chặn hết tất cả các loại rủi ro, mà là tìm ra điểm cân bằng nhất giữa quản trị rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận hợp lý. Có nhiều công ty chứng khoán mạnh dạn triển khai các hoạt động đầu tư, kinh doanh, đạt nhiều lợi nhuận.

“Các công ty dạng này có tồn tại đến nay không? Đặt ra câu hỏi này không có nghĩa cứ an toàn nhất có thể là tốt hơn. Thực ra, công ty chứng khoán hoạt động trong môi trường rủi ro cao, nên điều quan trọng là tìm được điểm cân bằng như tôi vừa đề cập”, ông Lim Meng Wee nói. 

Con người quyết định chất lượng quản trị rủi ro

Trả lời câu hỏi của các công ty chứng khoán, muốn quản trị rủi ro hiệu quả, nên bắt đầu từ đâu, ông Lim Meng Wee chia sẻ: điều đầu tiên là các công ty chứng khoán cần nhận diện rõ rủi ro trong từng mảng hoạt động. Với vai trò trực tiếp tác nghiệp, am hiểu sâu quy trình và đặc thù nghiệp vụ, chính các bộ phận khác nhau trong công ty chứng khoán là chủ thể nhận diện và đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro hiệu quả, chứ không phải bộ phận quản trị rủi ro. Vai trò của bộ phận quản trị rủi ro là tổng hợp nên một sơ đồ quản trị rủi ro tổng thể. Họ cần được trao quyền tương đối độc lập trong đưa ra các quyết định xử lý rủi ro.

Từ kinh nghiệm quốc tế trên, cũng như từ thực tế triển khai quản trị rủi ro tại công ty chứng khoán hiện gặp nhiều khó khăn, Phó tổng giám đốc HNX Nguyễn Văn Dũng cho rằng, để quản trị rủi ro hiệu quả, điều quan trọng là các công ty chứng khoán cần nhận diện rõ rủi ro trong từng khâu hoạt động, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống quy trình, quy chế quản trị rủi ro chặt chẽ, đồng thời thường xuyên rà soát, cập nhật cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh mới. quản trị rủi ro không chỉ là trách nhiệm của bộ phận quản trị rủi ro, mà là của tất cả các bộ phận tại công ty chứng khoán.

“Những lúc TTCK trầm lắng là thời điểm tốt để công ty chứng khoán ngồi lại rà soát, kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro. Nếu để đến lúc thị trường nóng mới lo quản trị rủi ro, thì kinh nghiệm cho thấy, khi đó do công ty chứng khoán phải đối mặt với sức ép doanh thu, lợi nhuận rất lớn, nên xử lý rủi ro sẽ bị… loạn, không biết nên làm gì”, ông Lim Meng Wee nói và nhấn manh: quan trọng nhất trong quản trị rủi ro là yếu tố con người.

Bởi vậy, cùng với chú trọng tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhân sự cho bộ phận quản trị rủi ro thực sự chuyên nghiệp, khi xây dựng hệ thống quy trình quản trị rủi ro cần chi tiết đến mức: cán bộ quản trị rủi ro được và không được làm gì, để tránh các cám dỗ vật chất. Bên cạnh đó, một yếu tố nữa mà các công ty chứng khoán cần lưu ý là phải tuyệt đối bảo mật thông tin của khách hàng, các đối tác. Đây là cách để tránh phát sinh các giao dịch nội gián, thao túng giá chứng khoán.

Tin bài liên quan