Sự khác biệt giữa Virtual Reality và Augmented Reality
Công nghệ thực tế ảo là một trong những sáng kiến vĩ đại nhất của thế kỷ 21 khi rút ngắn được khoảng cách không gian và thời gian, đồng thời góp phần mang lại những giá trị vượt trội trong đời sống xã hội.
Dựa trên các hình ảnh, hoặc video 360 độ kết hợp với nhau tạo thành chuỗi hình ảnh xuất hiện khi có tương tác, người dùng có thể trải nghiệm đến từng chi tiết, từng góc cạnh, hay màu sơn của ngôi nhà mà mình quan tâm.
Thông qua các sản phẩm được tái hiện qua môi trường "ảo như thật", khách hàng sẽ không phải tốn công sức, thời gian lẫn chi phí để đến tận nơi kiểm nghiệm trực tiếp ngôi nhà của mình trước khi mua. Đồng thời, cũng giúp chủ đầu tư trong việc tiết kiệm chi phí marketing, nhân lực phục vụ cho việc thuyết phục khách hàng của mình.
Trong thế giới thực, một ngày nào đó, con người có thể lấy thông tin về các tài sản chỉ đơn giản bằng cách lướt qua nó bằng công nghệ thực tế ảo
Hiểu một cách đơn giản về AR là công nghệ tích hợp giữa lớp hình ảnh đã được xây dựng ở môi trường thực tế kết hợp với những thông tin ảo đi cùng. Nó giúp cho những hình ảnh thực tế hiển thị trước mắt bạn trở nên vô cùng phong phú và khó có thể phân biệt được thật và ảo.
AR được phát triển dựa trên "computer vision" - một công nghệ cho phép thiết bị "hiểu" về thế giới thực xung quanh, từ đó có thể "đặt" các vật thể ảo kỹ thuật số đúng vào vị trí phù hợp trong không gian. Thậm chí, trong thời gian tới, các thiết bị AR còn có thể theo dõi vị trí từ trong ra ngoài mà không cần tới vị trí người dùng làm vật mốc quy chiếu. Hay nói theo cách khác, nó không cần hiển thị cho người dùng thấy nhưng vẫn có thể sử dụng các thông tin về môi trường xung quanh.
Để trải nghiệm cùng công nghệ AR, người dùng cần trang bị đến thiết bị chuyên dùng, kính nhìn 3 chiều hay đơn giản là smartphoen. Cơn sốt Pokemon GO chắc hẳn không còn xa lạ gì với nhiều người đây được đánh giá là game ăn khách nhất năm 2016. Và ít người biết được rằng loại game ăn khách này được áp dụng công nghệ thông minh hàng đầu thế giới AR.
Khác với thực tế ảo (VR) nơi người dùng trải nghiệm một không gian và môi trường được tạo ra thông qua sự hỗ trợ của thiết bị trung gian (màn hình điện thoại, kính 3D…), công nghệ AR đưa các đối tượng ảo vào khung cảnh thực, làm không gian trước mắt bạn trở nên phong phú và sống động hơn. Lợi thế của công nghệ này là bạn hoàn toàn có thể tương tác với các đối tượng ảo ấy trong không gian thực.
Tương lai nào cho công nghệ thực tế ảo 3D tại Việt Nam?
Cảm giác đến gần với chiếc ghế sofa, bàn ăn, tủ lạnh, hay thử sử dụng mô hình bếp ảo sẽ là những trải nghiệm khó quên với mỗi người, có thể khiến họ thích thú và sẵn sàng xuống tiền để sở hữu căn hộ trong tương lai như mong muốn.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Chí Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông Toàn Dũng (ToanDungMedia - TDM), khả năng áp dụng những công nghệ mới mẻ cho các ngành kinh doanh truyền thống như lĩnh vực xây dựng và bất động sản tại Việt Nam là rất lớn.
Tại Mỹ và các nước phát triển đã áp dụng những công nghệ này rất hiệu quả, đó là lý do để ToanDungMedia - TDM tự tin mang công nghệ này về Việt Nam khi thị trường bất động sản đang có những thay đổi theo hướng chú trọng chất lượng hơn.
Ghi nhận thực tế cho thấy, trong 2 năm vừa qua, cả chủ đầu tư và người tiêu dùng đều có sự nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ trong kinh doanh bán hàng. Bởi lẽ, đời sống càng cao, ngôi nhà không chỉ đơn thuần để ở, mà ở đó cư dân còn cần sự trải nghiệm cuộc sống. Và sự trải nghiệm bằng công nghệ thực tế ảo tăng cường AR với những ngôi nhà tương lai tạo nên cảm nhận sống động, chân thực, đồng thời giúp cho việc đưa ra quyết định mua bán trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, những hình ảnh mà công nghệ AR mang lại còn chưa thật sự tốt, hình ảnh ảo do nó tạo ra nhỏ hơn nhiều so với VR. Cũng giống như VR, nó cũng có nhược điểm, do là một thiết bị công nghệ đeo đầu, nó cần phải có kiểu dáng thời trang hơn thuận tiện hơn khi sử dụng. Một điều nữa là giá các thiết bị trang bị công nghệ AR còn khá cao, phải đợi vài năm nữa thì công nghệ này mới thực sự phổ biến.
Cũng tương tự như các ví dụ về ModiFace hay SnapShop, chúng ta sắp được chứng kiến sự bùng nổ về việc sử dụng công nghệ AR để tăng doanh thu và thị phần thông qua các trải nghiệm nhập vai của khách hàng. Các doanh nghiệp sẽ kết nối với người tiêu dùng theo nhiều cách khác nhau - như dùng thử và trải nghiệm sản phẩm, bằng cách trình diễn hình ảnh động 3D của sản phẩm trong một môi trường cụ thể, ví dụ như nhà hay văn phòng.
Bên cạnh đó, nhiều thiết bị hiện nay không được trang bị đầy đủ cảm biến và chip, chi phí do việc lắp đặt hệ thống hiển thị cao hơn hay thách thức của việc đưa công nghệ AR vào công việc kinh doanh hiện tại. Tuy nhiên, với thời gian, khi phần cứng, phần mềm và sự chấp nhận của người dùng trở nên ổn định hơn, chi phí để áp dụng công nghệ này sẽ giảm.
Một chủ đầu tư bất động sản của Việt Nam cho biết, đã nghe về những ưu điểm của công nghệ thực tế ảo nhưng để ứng dụng vào các dự án của doanh nghiệp này thì đòi hỏi thời gian nữa và cũng phải cân nhắc việc áp dụng vào phân khúc nào.
Chẳng hạn, nếu là phân khúc căn hộ tầm trung thì cần phải cân nhắc, nhưng nếu là các dự án hạng sang hoặc các dự án bất động sản nghỉ dưỡng thì công nghệ này khá là hữu ích.
Đặc biệt, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, thường nằm các vị trí thuận tiện phát triển du lịch, nhà đầu tư không phải lúc nào cũng có điều kiện đến trực tiếp dự án. Vì vậy, trải nghiệm dự án công nghệ thực tế ảo trước khi đến tận nơi là một giải pháp hữu ích, tiết kiệm chi phí.
Trong thế giới thực, một ngày nào đó, con người có thể lấy thông tin về các tài sản chỉ đơn giản bằng cách lướt qua nó bằng công nghệ thực tế ảo. Và khi những chiếc kính thực tế ảo này được áp dụng rộng rãi, sẽ càng có nhiều cơ hội để tiếp cận được tài sản.
Khi bạn đang đứng trước một lô đất trống có một tòa nhà sắp được xây, bạn có thể tiếp cận được phiên bản kỹ thuật số của tòa nhà tại đó chỉ cần tự thực hiện chuyến tham quan dự án ảo và lấy thông tin thông qua chiếc điện thoại.
Điều quan trọng là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, các chủ đầu tư chỉ có sẵn sàng đón nhận và áp dụng công nghệ mới có thể tạo ra sự khác biệt và thành công, còn đi ngược lại, chẳng khác nào đang chơi trò lấy “trứng chọi đá” so với đối thủ cạnh tranh đang tận dụng tốt lợi ích của cuộc cách mạng này mang lại.
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com