Chật vật quản trị doanh nghiệp theo cách truyền thống
Các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu là DNNN cổ phần hóa và doanh nghiệp tư nhân. Trong các doanh nghiệp cổ phần hóa, hoạt động điều hành phần lớn vẫn mang nhiều nét đặc thù của quản lý hành chính nhà nước; còn các doanh nghiệp tư nhân thì hầu hết đều hình thành từ doanh nghiệp nhỏ do một cá nhân đơn lẻ, các thành viên trong một gia đình, hoặc một nhóm nhỏ các cổ đông nắm quyền sở hữu.
Mô hình chung các doanh nghiệp đều đang quản lý điều hành theo cách truyền thống, mô hình đầu tàu. Ban lãnh đạo công ty vừa là người định hướng, vừa là người chỉ đạo kéo con tàu doanh nghiệp. Tuy nhiên, ban lãnh đạo và các cấp quản lý phòng, ban thường không có thông tin kịp thời để ra các quyết định quản lý.
Cùng với việc mở rộng doanh nghiệp là sự cồng kềnh, ì ạch của bộ máy nhân sự khi có nhiều tầng quản lý và sự tăng mạnh số lượng nhân sự, bên cạnh đó là nhiều chi phí phát sinh không phù hợp với sự tăng lên về doanh thu và lợi nhuận.
Khi quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng, với cách thức quản trị truyền thống, công việc điều hành vẫn đặt nặng trên vai các cấp quản lý, nhân viên chưa được tạo điều kiện để phát huy năng lực bản thân và dần đảm nhận bớt trách nhiệm cho lãnh đạo, đồng thời “mọc” ra các vị trí “không có thì thiếu, có thì thừa”, nhiều quy trình được xây dựng chỉ nhằm quản lý nội bộ mà không hướng đến khách hàng, hiệu quả công việc.
Ngoài ra, cùng với sự gia tăng quy mô hoạt động là nhu cầu về thu hút nguồn vốn từ các cổ đông bên ngoài, do vậy doanh nghiệp còn cần nguồn nhân lực và chi phí để thực hiện các công việc quản trị công ty như: quan hệ nhà đầu tư (IR), quản lý cổ đông, tổ chức ĐHCĐ, công bố thông tin…
Không ít doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, ổn định nhưng vẫn không thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư do độ phủ thông tin còn thưa thớt, không kịp thời hay hoạt động IR còn thiếu sót, cổ đông không đồng thuận dẫn đến khó khăn trong quản lý điều hành của ban lãnh đạo và thất thoát chi phí cho doanh nghiệp.
Lời giải chung cho bài toán khó của việc tăng quy mô, tăng chi phí nhưng hiệu quả lại giảm là doanh nghiệp cần được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin. Khi lãnh đạo doanh nghiệp được cung cấp các thông tin quản trị đầy đủ và kịp thời thì việc ra quyết định, lập kế hoạch sẽ dễ dàng, hiệu quả và tốn ít thời gian hơn. Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn giải pháp sử dụng nguồn lực bên ngoài của các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và sử dụng các giải pháp công nghệ hiện đại.
Không chỉ các doanh nghiệp quy mô lớn như REE, VNM hay FPT, mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm đến những giải pháp công nghệ hiện đại và sử dụng nguồn lực bên ngoài (outsource).
Giải pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả với chi phí hợp lý
Nhận thức được xu thế mới, các công ty công nghệ lần lượt cho ra mắt những giải pháp quản lý nhân sự và cổ đông, đáp ứng được yêu cầu tăng hiệu quả và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Đã có những công ty xây dựng thành công hệ thống giải pháp công nghệ quản trị doanh nghiệp đồng bộ, phù hợp cho nhiều mô hình doanh nghiệp như FPTS, với các sản phẩm tiện ích giúp lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng tìm ra hướng giải quyết cho bài toán trên như giải pháp quản trị nhân sự (EzHRM), tư vấn tổ chức ĐHCĐ trực tuyến (EzGSM), tư vấn quản lý cổ đông trực tuyến (EzLink) hay tư vấn quan hệ nhà đầu tư thông qua cổng thông tin trực tuyến (EzSearch).
Doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp EzHRM với mức chi phí chỉ bằng 1/5 so với thị trường, nhưng cung cấp đầy đủ các báo cáo quản trị đánh giá hiệu quả sử dụng nhân sự cho ban lãnh đạo; hoặc nhóm giải pháp quản trị công ty (EzLink-EzSearch-EzGSM) được triển khai bởi đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp.
Chắc chắn rằng, xu hướng công nghệ hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp sẽ không ngừng được cải tiến để bắt kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng. Sử dụng hệ thống công nghệ hiện đại chính là lời giải thích đáng cho những vấn đề còn tồn đọng trong tiến trình giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất của mỗi doanh nghiệp.