Tuy nhiên, các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ và lịch sử của Fed mới chỉ là một nửa trong các cách tiếp cận của Fed, vẫn còn có một công cụ khác mà ngân hàng trung ương đã sử dụng gần đây để giúp kiểm soát lạm phát và làm giảm bong bóng thị trường hình thành trong nhiều năm do chính sách tiền tệ dễ dàng thúc đẩy.
Thật không may cho các nhà đầu tư, công cụ này cũng sẽ tác động đáng kể tới thị trường cổ phiếu và trái phiếu, thậm chí có thể đáng kể hơn cả việc Fed tăng lãi suất. Một sự thay đổi lớn như vậy về điều kiện thanh khoản đã làm dấy lên lo ngại rằng, việc thắt chặt định lượng (QT) có thể kết thúc bằng một sự sụp đổ của thị trường.
Dưới đây là cách các chuyên gia giải thích về thắt chặt định lượng của Fed và tại sao đó là một hành động cân bằng tinh tế giữa kiểm soát lạm phát và giữ cho thị trường phát triển.
Thắt chặt định lượng là gì và giảm thanh khoản nghĩa là gì?
Khi Fed thực hiện thắt chặt định lượng, họ sẽ làm giảm quy mô của bảng cân đối kế toán. Đó là những tài sản mà ngân hàng trung ương đã tích lũy, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ dài hạn, những trái phiếu này sẽ đáo hạn và cho phép Fed nhận lại tiền gốc.
Khi chúng đáo hạn, Fed có thể tái đầu tư số tiền đó hoặc có thể giảm quy mô bảng cân đối kế toán của mình bằng cách đơn giản là “runoff” (Fed sẽ không tái đầu tư và điều này giúp giảm quy mô bảng cân đối kế toán mà không cần bán trái phiếu). Trong thời gian thắt chặt định lượng, Fed chọn không tái đầu tư.
Điều này hơi khác so với việc nếu Fed thực sự bán trái phiếu trên bảng cân đối kế toán của mình ra thị trường, nhưng nó có tác động tương tự là đẩy lãi suất cao hơn.
Fed đang loại bỏ khoảng 95 tỷ USD trái phiếu kho bạc và chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) khỏi bảng cân đối kế toán mỗi tháng. Về cơ bản, đó là làm giảm nhu cầu đối với trái phiếu dài hạn, khiến lãi suất thực dài hạn tăng lên.
Tác dụng của thắt chặt định lượng là gì?
Fed đang kỳ vọng thắt chặt định lượng có thể giúp giảm lạm phát. Khi lãi suất thực dài hạn tăng lên, giá tài sản sẽ giảm và theo đó làm giảm lạm phát. Lãi suất cao hơn cũng khuyến khích các hộ gia đình tiết kiệm nhiều hơn, không khuyến khích chi tiêu tiêu dùng cũng như đầu tư làm nóng nền kinh tế và kích thích lạm phát.
Thắt chặt định lượng có tác động đến cổ phiếu không?
Tương tự như lãi suất cao hơn, thắt chặt định lượng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và làm giảm giá cổ phiếu.
Quá trình thắt chặt định lượng sẽ rút thanh khoản khỏi thị trường bằng cách loại bỏ một số người mua lượng lớn chứng khoán nợ. Việc loại bỏ nhiều thanh khoản đó khỏi thị trường chắc chắn sẽ có tác động phân tầng, và các bong bóng như cơn sốt cổ phiếu meme từng phổ biến trên các thị trường trong thời kỳ đại dịch sẽ suy yếu.
Theo Amir Kermani, nhà kinh tế tại UC Berkley, điều này cũng là do khi lãi suất trái phiếu dài hạn tăng lên, các nhà đầu tư sẽ muốn chuyển từ cổ phiếu sang trái phiếu dài hạn.
Không còn sóng cổ phiếu meme nữa?
Theo nhà phân tích Michael Contopoulos của RBA, thắt chặt định lượng và tăng lãi suất có thể sẽ tiết chế các cổ phiếu meme và tình trạng đầu cơ tài sản nói chung.
Ông chỉ ra rằng, rất nhiều khoản tiền kích thích trong thời đại đại dịch vốn là động lực chính cho sự quan tâm đến cổ phiếu. Việc Fed tăng lãi suất cũng đã làm giảm nhu cầu đối với cổ phiếu trong năm nay bằng cách tăng lãi suất ngắn hạn.
Trong khi trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 tháng có lợi suất lên tới 4%, tại sao tiền rủi ro trên thị trường chứng khoán lại giảm 20% từ đầu năm đến nay? Lý do đơn giản là việc tăng lãi suất và thắt chặt định lượng của Fed đã ảnh hưởng tới thị trường.
Khi nào thì quá trình thắt chặt định lượng kết thúc?
Nhà kinh tế Amir Kermani cho biết, quá trình thắt chặt định lượng không thể tồn tại mãi mãi và có khả năng Fed sẽ cần phải bắt đầu giảm tốc độ cắt giảm bảng cân đối kế toán. Điều đó phần lớn là do tiền trên bảng cân đối kế toán chủ yếu đến từ nguồn dự trữ vượt mức (excess reserves), vốn được các ngân hàng sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
Ông ước tính rằng, hệ thống tài chính có thể không thể chịu đựng được lượng dự trữ vượt mức của các ngân hàng giảm xuống dưới 2.000 tỷ USD, điều này có thể dẫn đến việc Fed dừng thắt chặt định lượng vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, Fed có thể sẽ chờ đợi các dấu hiệu rõ ràng hơn về lạm phát suy yếu trước khi làm chậm tốc độ thắt chặt định lượng.
Cổ phiếu có phục hồi sau khi quá trình thắt chặt định lượng kết thúc?
Theo Bank of America, thị trường đang có kỳ vọng về một đợt tăng giá vào năm 2023 và ngay cả việc chuyển từ thắt chặt định lượng sang một sự thay đổi nhỏ cũng sẽ kích thích thị trường chứng khoán.
Mặc dù vậy, các chuyên gia khác cũng có những nghi ngờ về những mối liên quan sau khi quá trình thắt chặt định lượng kết thúc.
"Quá trình thay đổi nhỏ trong thắt chặt định lượng sẽ có tác dụng tạm thời. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cuộc suy thoái lợi nhuận sắp bắt đầu và sẽ tăng lên vào năm 2023”, nhà phân tích Michael Contopoulos cho biết.
Ông lưu ý rằng, chứng khoán đã chịu ảnh hưởng phần lớn từ việc Fed "tạo bong bóng thanh khoản" trong 6 - 9 tháng đầu năm nay, nhưng chính sách của Fed sẽ có tác động nhỏ hơn đến chứng khoán sau đó khi thị trường chuyển trọng tâm sang lợi nhuận của các doanh nghiệp.
"Tôi cho rằng, chặng tiếp theo của cuộc đua giảm giá cổ phiếu sẽ bị thúc đẩy nhiều hơn bởi sự kém tăng trưởng thu nhập so với bất cứ điều gì Fed làm”, ông cho biết.
Liệu Fed có thể sai lầm trong chính sách hay không?
Nhà kinh tế Amir Kermani cho biết, việc thắt chặt định lượng sẽ không nhất thiết dẫn đến giá cổ phiếu giảm - miễn là Fed giảm dần danh mục đầu tư của mình. Nhưng ông cho rằng, sẽ là một sai lầm nếu như Fed đột ngột dừng quá trình thắt chặt định lượng hoàn toàn vào thời điểm này.
"Đó là một sai lầm lớn khiến Fed thay đổi quyết định vì lo sợ điều gì sẽ xảy ra với giá cổ phiếu. Chúng tôi không muốn sống trong một thế giới mà Fed chịu trách nhiệm bảo đảm thị trường chứng khoán. Vì vậy, tôi cho rằng, một số điều chỉnh dần dần của giá cổ phiếu không phải là xấu”, ông cho biết.