Dầu cọ được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm bởi giá thành rẻ

Dầu cọ được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm bởi giá thành rẻ

Có tới 50% lượng sản phẩm tiêu dùng tại Nga là hàng giả!

(ĐTCK) Đã 1 năm kể từ khi Nga áp dụng các lệnh cấm đối với một số hàng hóa xuất xứ từ các nước phương Tây  và việc đồng ruble trượt giá mạnh so với USD. Nền kinh tế nước này đang phải chịu các tác động tiêu cực từ 2 yếu tố trên, khi mà có tới 50% hàng hóa tại Nga hiện tại là hàng giả, nhái.

Theo Cơ quan giám sát nông nghiệp Nga Rosselkhoznadzor, dựa theo số liệu hàng hóa tại các cửa hàng, các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng hàng ngày tại nước này có tới 50% là hàng giả.

Các chuyên gia kinh tế Nga cũng cho biết, việc các loại hàng giả, hàng nhái ngày càng phổ biến đã khiến thị trường nhập khẩu dầu cọ tăng đột biến. Trong 2 tháng đầu năm 2015, sản lượng nhập khẩu dầu cọ của Nga đã tăng 36,9% so với cùng thời gian này năm ngoái, theo số liệu của Cơ quan Thống kê liên bang Nga Rosstat.

Dầu cọ được sử dụng rộng rãi để sản xuất ra các loại bánh ngọt, bánh quy, dầu ăn và các sản phẩm hàng ngày, được làm nhái bởi giá thành rất rẻ.

Các cơ quan chức năng cũng đặt ra nghi ngờ việc các sản phẩm pho mát tại Nga tăng đột biến là do sử dụng loại dầu cọ này.

Sau khi áp dụng lệnh cấm một số loại thực phẩm từ Liên minh châu Âu và Mỹ, các sản phẩm pho mát sản xuất tại Nga tăng mạnh so với năm ngoái. Riêng trong tháng 1/2015, thị trường pho mát của Nga đã tăng 34%, theo số liệu của Rosstat. Trong khi, các sản phẩm từ sữa và lượng sữa nhập khẩu, nguyên liệu chính làm pho mát lại giảm tương ứng 3% và 34%.

Có thể thấy, các lệnh cấm vận đối với hàng hóa phương Tây đang tác động rất tiêu cực tới kinh tế Nga, và người dân Nga là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hệ quả.

Tin bài liên quan