Nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn trong khi số dự án được triển khai còn quá ít. Ảnh: Thành Nguyễn.

Nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn trong khi số dự án được triển khai còn quá ít. Ảnh: Thành Nguyễn.

Có thể huy động vốn từ nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 3/4.

Theo đó, mục tiêu của đề án là giai đoạn 2021 – 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn, giai đoạn 2025 – 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn. Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn.

Một điểm đáng lưu ý được đề án đề cập là giải pháp về tín dụng. Theo đó, sẽ có những sửa đổi, bổ sung quy định về các nguồn vốn cho phát triển nhà ở thông qua quy định về nguồn vốn mới và tối ưu hoá các nguồn vốn hiện hành nhằm hạn chế phụ thuộc vào vốn ngân sách.

Cụ thể, sẽ bổ sung thêm việc huy động vốn từ quỹ đầu tư phát triển địa phương để phát triển nhà ở xã hội, giới hạn mục đích sử dụng nguồn vốn ngân sách để phát triển hạ tầng cho phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, bổ sung hình thức huy động vốn từ nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội.

Trước mắt, sẽ tập trung phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng và các gói tín dụng cụ thể để cho chủ đầu tư và người mua nhà từ các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5 – 2% so với lãi suất trung, dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trong từng thời kỳ và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều kiện.

Ngoài ra, việc lựa chọn chủ đầu tư sẽ khuyến khích theo hướng xã hội hoá. Đồng thời, “mở cửa” trong lựa chọn chủ đầu tư hơn khi các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp được giao và làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà lưu trú công nhân. Sau khi đầu tư xong cơ sở hạ tầng khu nhà ở công nhân, chủ đầu tư cấp 1 có thể tự đầu tư xây dựng nhà lưu trú hoặc bàn giao lại cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, để chuyển giao hạ tầng cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở (chủ đầu tư cấp 2) đầu tư xây dựng các công trình nhà lưu trú cho công nhân.

Tin bài liên quan