Cổ phiếu VIC và VRE giúp thị trường duy trì đà tăng trong phiên chiều 20/2

Cổ phiếu VIC và VRE giúp thị trường duy trì đà tăng trong phiên chiều 20/2

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Dù áp lực điều chỉnh đã mạnh dần lên, nhưng với dòng tiền sôi động, tâm lý lạc quan của nhà đầu tư cũng như cặp đôi VIC-VRE tiếp tục tỏa sáng đã giúp thị trường nối dài mạch tăng.

Sau phiên sáng giao dịch khá cân bằng, thị trường bước vào phiên chiều tiếp diễn xu hướng này. Chỉ số VN-Index vẫn giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu, trước khi có nhịp nảy trở lại thử thách ngưỡng 1.230 điểm nhờ nhóm cổ phiếu nhà Vin vẫn đứng ở mức cao.

Thêm vào đó, trợ lực còn đến từ một số bluechip khác như GVR và mã ngân hàng lớn VCB đảo chiều tăng nhẹ, và GVR nới đà tăng, trong khi lực cung được tiết giảm ở hầu hết các nhóm ngành khác đã giúp VN-Index vượt nhẹ qua ngưỡng điểm trên khi đóng cửa.

Chốt phiên, sàn HOSE có 245 mã tăng và 231 mã giảm, VN-Index tăng 5,09 điểm (+0,42%), lên 1.230,06 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 940 triệu đơn vị, giá trị 21.121,2 tỷ đồng, giảm hơn 10% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 96,1 triệu đơn vị, giá trị 2.186,7 tỷ đồng.

Cặp đôi nhà Vin là VRE và VIC vẫn là những trụ cột chính, với VRE có thời điểm đã chạm giá trần, trước khi đóng cửa còn +6,03% lên 25.500 đồng và thanh khoản dẫn đầu trong nhóm bluechip VN30 với hơn 25,1 triệu đơn vị - mức cao nhất từ trước tới nay. Trong khi cổ phiếu VIC +3,2% lên 48.500 đồng, khớp gần 9 triệu đơn vị.

Tuy vậy, cổ phiếu đóng góp lớn nhất cho VN-Index lại là VCB với hơn 1,5 điểm tích cực, dù mã này chỉ tăng nhẹ 1,22% lên 91.300 đồng. Ngoài ra còn có đóng góp của GVR khi +5,22% lên 28.200 đồng.

Những cổ phiếu tăng khác còn BID, SSI, VIB, HDB, SAB và VHM với mức tăng từ 0,2% đến 1,3%.

Trong khi ở chiều ngược lại, không bluechip nào giảm sâu, với SHB, BVH, VPB còn giảm nhẹ hơn 1%, còn lại chỉ mất điểm không đáng kể.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ nổi lên một số cổ phiếu ở ngành cảng biển, vận tải, logistics như CLL, VSC, SIP, PNJ với mức tăng 3-4,8% và TNA tăng kịch trần lên 6.350 đồng.

Các mã xây dựng, bất động sản với CCL tăng trần lên 8.790 đồng, HBC +5% lên 9.030 đồng, NHA +3,8% lên 17.750 đồng, CTD +3,77% lên 68.800 đồng, TCD +3,75% lên 8.300 đồng…

Một vài cái tên đơn lẻ khác như TDG, ST8 tăng trần lên 4.080 đồng và 11.950 đồng, EVF +4,5% lên 17.400 đồng, POM +3,8% lên 5.420 đồng, CRC +3,2% lên 7.400 đồng, SFG +3,2% lên 11.400 đồng…

Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán chững lại khi đều hạ độ cao so với phiên sáng, dù thanh khoản cao trên bảng điện tử, với VDS +3,3% lên 18.950 đồng, FTS +2,6% lên 51.100 đồng, các mã ORS, CTS, AGR, VIX nhích 1-2%, trong đó, VIX là cổ phiếu khớp lệnh cao nhất thị trường với hơn 49,4 triệu đơn vị, cổ phiếu VND cũng thuộc top thanh khoản cao trên sàn, với 22,4 triệu đơn vị, nhưng chỉ tăng nhẹ 0,2% lên 23.000 đồng.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư tiếp tục tiết cung giá thấp, nên dù có hơn 200 mã giảm, nhưng đa phần đều chỉ giảm nhẹ.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giằng co, rung lắc quanh tham chiếu với biên độ hẹp cho đến khi đóng cửa.

Chốt phiên, sàn HNX có 75 mã tăng và 83 mã giảm, HNX-Index tăng 0,13 điểm (+0,05%), lên 233,5 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 95,8 triệu đơn vị, giá trị 1.729,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm

Cổ phiếu nhỏ MST đáng kể nhất khi chạm giá trần +9,4% lên 7.000 đồng, khớp hơn 4,21 triệu đơn vị. Các mã LIG, DVM, TTH, KSQ, NDN tăng 4-5%.

Trong khi đó, SHS, CEO, HUT, MBS chỉ tăng nhẹ, trong đó, SHS vẫn là cổ phiếu thanh khoản cao nhất sàn với 23,3 triệu đơn vị, theo sau là CEO với 16 triệu đơn vị.

Một vài cổ phiếu giảm, nhưng mức giảm không lớn như PVS, TIG, IDJ, MBG, NRC, trong khi AMV, NDN, IDC về giá tham chiếu, khớp từ 1,29 triệu đến 5,28 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index dần hồi phục và kịp vượt nhẹ qua mức tham chiếu ở những phút cuối.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,07 điểm (+0,08%), lên 90,53 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 35 triệu đơn vị, giá trị 518,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 12 triệu đơn vị, giá trị 267 tỷ đồng.

Phần lớn các mã thanh khoản tốt đều tăng, nhưng mức tăng đa phần cũng chỉ 1-3%, ngoài DGT +7,7% lên 5.600 đồng.

Trong khi đó, khá nhiều mã về tham chiếu như NAB, VAB, OIL, ABB, QNS, VTP, DDV, VHG…

Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30F2403 giảm nhẹ 0,3 điểm, tương đương -0,02% xuống 1.240,2 điểm, khớp lệnh hơn 133.400 đơn vị, khối lượng mở đạt hơn 43.000 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, mức độ phân hóa cao, với CVPB2309 phiên này khớp lệnh cao nhất khi có hơn 6,2 triệu đơn vị và giảm 8,33% xuống 220 đồng/cq. Các mã CMWG2314 và CVPB2315 khớp 2,68 triệu và 2,38 triệu đều chỉ có giá tham chiếu, trong khi CVRE2315 khớp 2,17 triệu đơn vị và tăng 12,5% lên 360 đồng/cq.

Tin bài liên quan