Chỉ số chứng khoán thị trường mới nổi MSCI bao gồm cổ phiếu từ 24 nền kinh tế đang phát triển trên thế giới đã giảm 1,2% trong phiên giao dịch ngày 9/5 xuống dưới 1.019 điểm. Chỉ số này đã giảm tới 17% trong nay và giảm gần 30% so với mức cao kỷ lục của tháng 2/2021.
Một chỉ số tương đương của các đồng tiền của thị trường mới nổi so với đồng đô la Mỹ chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020, khi đồng rupee của Ấn Độ thiết lập mức thấp kỷ lục và dữ liệu thương mại chậm chạp cho thấy đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020.
Tuần trước, Fed đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản và là mức tăng lớn nhất trong 22 năm khi họ tìm cách kiềm chế lạm phát cao trong khi việc tăng lãi suất cũng giúp thúc đẩy lợi suất trái phiếu của các thị trường mới nổi tăng cao hơn.
“Fed tăng lãi suất là điều không tốt cho các thị trường mới nổi, tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc giảm tốc, điều đó cũng không tốt cho các thị trường mới nổi và bây giờ là căng thẳng địa chính trị,” Sailesh Lad, người đứng đầu các thị trường mới nổi tại AXA Investment Managers cho biết.
"Tôi không muốn quá tiêu cực, nhưng khá dễ dàng để vẽ nên một bức tranh tiêu cực cho các thị trường mới nổi lúc này”, ông cho biết.
Thị trường trái phiếu cho các thị trường mới nổi cũng tiếp tục bị bán ra. Các nhà phân tích tại cho biết chỉ số trái phiếu các thị trường mới nổi tính bằng đô la của JPMorgan (EMBIGD) hiện đã giảm hơn 16% trong năm nay và "phần lớn thiệt hại đến từ lãi suất tăng" và 4 tỷ USD dòng tiền rút ròng khỏi các thị trường mới nổi kể từ giữa tháng 4.
Các quốc gia có xếp hạng tín dụng "lợi suất cao" hoặc "rác" hiện cũng phải trả 10,6% để vay vốn trên thị trường quốc tế, mức cao nhất kể từ đợt đại dịch đầu tiên vào tháng 4/2020, điều này làm giảm khả năng tiếp cận thị trường và tăng nguy cơ vỡ nợ.
Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết: “Bối cảnh bên ngoài và bối cảnh cơ bản ngày càng trở nên khó khăn đối với các chính phủ các thị trường mới nổi. Việc phong toả do Covid ở Trung Quốc gây ra nhiều rủi ro hơn nữa”.