Cổ phiếu của Lockheed Martin ghi nhận mức giá kỷ lục 225,11 USD/cổ phiếu khi chốt phiên 17/11 và đã tăng 15% kể từ đầu năm

Cổ phiếu của Lockheed Martin ghi nhận mức giá kỷ lục 225,11 USD/cổ phiếu khi chốt phiên 17/11 và đã tăng 15% kể từ đầu năm

Cổ phiếu quốc phòng tăng mạnh sau vụ khủng bố Paris

(ĐTCK) Cổ phiếu của các công ty quốc phòng đã tăng giá mạnh những ngày gần đây, trong bối cảnh liên minh phương Tây thực hiện những đợt không kích mạnh mẽ vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), nhằm trả đũa các vụ tấn công khủng bố Paris hôm 13/11 vừa qua.
 

Trên thực tế, kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu các tập đoàn quốc phòng và sản xuất vũ khí đã tăng giá ổn định, song giới phân tích cho rằng xu hướng tăng giá này sẽ còn tiếp diễn và tăng mạnh, nhất là khi nhu cầu vũ khí của nhiều chính phủ đang ở mức cao.

Cổ phiếu của nhà sản xuất máy bay chiến đấu Lockheed Martin ghi nhận mức giá kỷ lục 225,11 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/11 và đã tăng 15% kể từ đầu năm đến nay. Trong khi Tập đoàn vũ khí và trang thiết bị quân sự Raytheon cũng “thu lợi” lớn khi cổ phiếu của hãng đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/11 cũng ở mức cao kỷ lục 123 USD/cổ phiếu.

Căng thẳng đang gia tăng và các biện pháp an ninh được thắt chặt sau vụ khủng bố tại Paris làm 129 người thiệt mạng. Ít nhất 7 người đã bị bắt và 2 nghi phạm thiệt mạng trong cuộc truy bắt ở Saint Denis, ngoại ô Paris hôm 18/11.

Nhà phân tích chứng khoán tại StrategicAero Research, Saj Ahmad nhận định: “Dù còn nhiều nhân tố biến động có thể tác động tới cổ phiếu và mức giá, song những cuộc tấn công khủng bố gần đây của IS đồng nghĩa việc các chính phủ sẽ tìm cách củng cố sức mạnh quân sự của mình để đánh bại lực lượng này. Và cho đến khi IS bị tiêu diệt hoàn toàn, nhu cầu đối với quốc phòng và cổ phiếu quân sự sẽ còn tăng”.

Theo nguồn tin từ Lầu Năm Góc, đầu tuần này, Mỹ đã chấp thuận kế hoạch bán bom thông minh trị giá 1,29 tỷ USD cho Arập Xêút, nhằm hỗ trợ nguồn lực cho chiến dịch không kích chống lại IS và lực lượng cực đoan nổi dậy ở Yemen.

Phó Chủ tịch Tập đoàn phân tích Teal Goup, Richard Aboulafia cho rằng: “Trước những hoạt động quân sự bắt nguồn từ vụ khủng bố Paris và tình hình căng thẳng gia tăng tại Trung Đông, xu hướng chi tiêu quốc phòng của phương Tây và một số thị trường có thể sẽ còn tăng. Bên cạnh đó, một động lực lớn đằng sau sự tăng giá cổ phiếu quốc phòng là sự cần thiết thay thế và nâng cấp các trang thiết bị quân sự được mở rộng tại nhiều điểm xung đột trên thế giới”.

Tại châu Âu, căng thẳng đang gia tăng và các biện pháp an ninh được thắt chặt sau vụ khủng bố tại Paris làm 129 người thiệt mạng. Ít nhất 7 người đã bị bắt và 2 nghi phạm thiệt mạng trong cuộc truy bắt ở Saint Denis, ngoại ô Paris hôm 18/11.

Bản thân Liên minh châu Âu (EU) cho biết, họ hoàn toàn thấu hiểu việc các chính phủ gia tăng chi tiêu quốc phòng sau vụ khủng bố Paris, và Tổng thống Pháp Francois Hollande cam kết chi mạnh tay cho quân sự và an ninh quốc phòng. Kế hoạch cắt giảm chi tiêu quốc phòng đã được Pháp loại bỏ, khi quốc gia này đẩy mạnh chiến dịch chống IS.

“Tôi nghĩ rằng đây có thể là môt phần trong hàng loạt động thái tiếp diễn thời gian tới trong cuộc chiến chống khủng bố, và sau đó mọi thứ sẽ thực sự bắt đầu thay đổi, tạo ra những điều chỉnh và thích ứng trong ngành du lịch và các hãng hàng không”.

Ngược lại, sau các vụ tấn công khủng bố, cổ phiếu một số công ty du lịch và nghỉ dưỡng lớn nhất châu Âu đang chịu nhiều sức ép. Đã co lo ngại các thảm kịch tương tự như khủng bố Paris có thể tác động tâm lý lớn hơn và kéo dài hơn tới ngành du lịch trong khu vực.

Cổ phiếu hãng hàng không Lufthansa, Easyjet, Ryanair, IAG (công ty mẹ của Bristish Airways) đều có xu hướng giảm giá trong phiên giao dịch gần nhất, trong khi Air France đã phục hồi nhẹ.

Tin bài liên quan