Lợi thế ngành cao su
Trong khi các lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn về thị trường, xuất khẩu cao su qua biên giới giảm nhưng xuất khẩu chính ngạch tăng. Đây là một thông tin tích cực giúp xuất khẩu cao su Việt
Mặc dù Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cao su Việt
Đặc biệt, Việt Nam vừa chính thức trở thành nước sản xuất cao su lớn thứ 4 thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia sau khi vượt qua Ấn Độ.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), dự báo xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2012 có thể đạt 930.000 tấn, trong khi Ấn Độ dự kiến sản lượng cao su chỉ đạt 920.000 tấn. Theo yếu tố thời vụ, sản lượng quý III và quý IV thường chiếm khoảng 70% tổng sản lượng khai thác cả năm.
Xuất khẩu cao su quý III-2012 đạt 314.000 tấn (tăng 29% cùng kỳ), lũy kế 9 tháng đạt 716.000 tấn. Thông thường sản lượng cao su khai thác trong quý IV thường cao hơn quý III nên cả năm 2012 dự kiến sản lượng xuất khẩu cao su Việt Nam ước đạt trên 1 triệu tấn, cao hơn mức 930.000 tấn trong dự báo của ANRPC.
Sự thay đổi về thứ hạng sản xuất đánh dấu vai trò quan trọng của Việt
Khả năng sinh lời cao
Ngành cao su tự nhiên có khá nhiều lợi thế đặc thù, nên mặc dù bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, giá cao su đã giảm mạnh nhưng doanh nghiệp trong ngành vẫn có khả năng sinh lời rất cao. Chính vì khả năng sinh lời này, hiện có rất nhiều doanh nghiệp bên ngoài muốn gia nhập ngành, nhưng diện tích đất ở Việt
Trong khi đó, việc mở rộng diện tích trồng cao su ở các nước láng giềng như Campuchia và Lào cũng không dễ dàng do gần đây 2 nước này đã tạm dừng giao đất trồng cao su. Hiện có 5 doanh nghiệp cao su đang niêm yết trên TTCK là: CTCP Cao su Hòa Bình (HRC), CTCP Cao su Phước Hòa (PHR), CTCP Cao su Tây Ninh (TRC), CTCP Cao su Thống Nhất (TNC) và CTCP Cao su Đồng Phú (DPR).
Điểm nổi bật của các doanh nghiệp cao su đang niêm yết là có các chỉ tiêu tài chính cơ bản lành mạnh với nguồn tiền mặt dồi dào, lợi nhuận tích lũy lớn, hệ số nợ thấp, khả năng sinh lời cao, hiệu quả hoạt động duy trì tốt dù gặp nhiều yếu tố bất lợi trong những tháng đầu năm.
Theo phân tích của CTCK Vietcombank (VCBS), doanh thu và lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp có xu hướng giảm trong thời gian gần đây do giá bán cao su giảm. Tuy nhiên, do chi phí nhân công chiếm chủ yếu trong tổng chi phí của doanh nghiệp và được điều chỉnh giảm nên tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp cao su tự nhiên vẫn khá cao.
Đặc biệt, phần lớn các doanh nghiệp còn có được nguồn thu đáng kể từ các hoạt động khác, chủ yếu là đầu tư tài chính. Nguyên nhân là các doanh nghiệp có lợi nhuận cao trong các năm trước tích lũy lại trong khi nhu cầu đầu tư không lớn và sử dụng nợ vay ít. Nhờ đó, số dư tài khoản tiền, tương đương tiền và tài khoản đầu tư ngắn hạn của các doanh nghiệp khá lớn.
Thống kê cho thấy, tỷ trọng lợi nhuận khác trên lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2012 ghi nhận mức tăng hết sức ấn tượng như: PHR tăng từ 9% lên 34%, HRC tăng từ 30% lên 85%, TRC tăng từ 26% lên 39%, TNC tăng từ 25% lên 40%.
Với tình hình tài chính lành mạnh nên CP cao su được đánh giá là nhóm CP giữ giá tốt nhất trên TTCK hiện nay, bất chấp bối cảnh suy thoái chung. Cụ thể, tính đến hết phiên giao dịch cuối tuần trước, không có mã nào giao dịch dưới mệnh giá, trong đó chỉ có TNC hiện giao dịch dưới 2.0, các mã còn lại đều đang giao dịch ở mức rất cao như: PHR 28.300 đồng/CP, HRC 36.000 đồng/CP, TRC 41.000 đồng/CP và DPR 51.500 đồng/CP.
Tuy nhiên, bất lợi lớn nhất của nhóm CP này là thanh khoản thấp và cổ tức không cao như mong đợi của NĐT. Chính vì vậy, CP cao su chỉ phù hợp cho NĐT tổ chức với mục đích nắm giữ dài hạn.