Cổ phiếu cần quan tâm ngày 5/5

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 5/5

(ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 5/5 của các công ty chứng khoán.

DIG: Khuyến nghị mua

CTCK BIDV (BSC)

DIG đang trong xu hướng TĂNG ngắn hạn khi đường MACD đã cắt lên trên đường tín hiệu và đang hội tụ dần về đường 0. DIG đang giao dịch tại vùng đáy 10 tháng (12 – 12.2), tương ứng mốc Fibonacci Retracement 61.8% kẻ từ đáy 9.4 và đỉnh 16.2. Chúng tôi kỳ vọng ngưỡng hỗ trợ 12 – 12.2 sẽ không bị phá vỡ.

Khuyến nghị MUA DIG cho danh mục ngắn hạn, giá mục tiêu 13, giá dừng lỗ 11.6.

MBB: Khuyến nghị mua

CTCK BIDV (BSC)

MBB đang trong xu hướng TĂNG khi tạo các đáy sau cao hơn đáy trước (được đánh dấu bằng đường trendline màu xanh như trên hình). Trong ngắn hạn, MBB đang tích lũy cạn kiệt với thanh khoản thấp quanh vùng giá 13.5 – 13.8. MBB có dấu hiệu break khi khối lượng tăng đột biến so với phiên trước.

Khuyến nghị MUA MBB cho danh mục Canslim, giá dừng lỗ 12.7, giá mục tiêu 16.5.

DBC: không mở vị trí nắm giữ dài hạn

CTCK BIDV (BSC)

Kế hoạch kinh doanh 2015: Kết quả kinh doanh quý 1/2015 khả quan. Kết thúc quý 1/2015, doanh thu thuần đạt 1.246 tỷ đồng (+3% yoy), lãi sau thuế đạt 57 tỷ đồng (+81% yoy). Lợi nhuận quý 1/2015 tăng đột biến chủ yếu do cải thiện mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các mảng là con giống, chăn nuôi gia công và chế biến thực phẩm. Công ty đặt kế hoạch năm 2015, tổng doanh thu đạt 7.963 tỷ đồng (trong đó 30% là doanh thu tiêu thụ nội bộ), lãi sau thuế đạt 217 tỷ đồng (+5,33% yoy). Chúng tôi lưu ý, kế hoạch kinh doanh trên của công ty không tính đến kết quả mảng kinh doanh bất động sản.

• Sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN): Sản lượng tiêu thụ đạt 379 nghìn tấn năm 2014 (+9,74% yoy), DT đạt 5.174 tỷ đồng (+5,36% yoy). Trong quý 1/2015, công ty đã tiêu thu khoảng 90 nghìn tấn thức ăn chăn nuôi (+9% yoy), doanh thu tiêu thụ đạt 774 tỷ đồng (+6% yoy). DBC đặt kế hoạch tiêu thụ 410 nghìn tấn TACN (+8,21% yoy) trong năm 2015.

Chúng tôi đánh giá kém khả quan đối với mảng thức ăn chăn nuôi của DBC:

(1) Biên lợi nhuận được duy trì ổn đinh dù giá nguyên liệu thứcăn chăn nuôi giảm. Do ngành có tính chất cạnh tranh cao, để duy trì thị phần, công ty giảm giá bán, tăng chiết khấu cho khách hàng khi giá nguyên liệu giảm.

(2) Dư cung. Công suất sản xuất TACN cả nước theo đánh giá của lãnh đạo công ty hiện đạt khoảng 20 triệu tấn. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ TACN cả nước năm 2014 là 16 triệu tấn.

(3) Cạnh tranh tăng. Nhiều doanh nghiệp mở mới/ tăng công suât nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

(4) Giá điện tăng làm tăng trung bình 1-2% chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi.

• Sản xuất con giống, chăn nuôi gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm: Có chuyển biến tích cực trong quý 1/2015. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng mảng chế biến thực phẩm của DBC sẽ đối mặt nhiều thách thức trong thời gian tới. Do:

(1) xu hướng sử dụng thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn của người dân Việt Nam chưa được phổ biến;

(2) sản phẩm đóng hộp mang thương hiệu Dabaco còn chưa được nhận diện rộng rãi; (3) cạnh tranh tăng khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA Việt Nam-EU, FTA Việt Nam-Hàn Quốc,….

• Kinh doanh bất động sản chưa có chuyển biến:

(1) Bất động sản Đền Đô đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ việc chuyển nhượng 50%

giá trị bất động sản này trong năm 2012. Tuy nhiên, DBC chưa thu được tiền từ thương vụ trên cũng như chưa trích lập dự phòng đối với khoản phải thu này.

(2) Khu công nghiệp Quế Võ 3. Dự án đang trong quá trình xây dựng cơ bản dở dang. Yêu cầu đầu tư bổ sung lớn, khoảng hơn 1000 tỷ đồng đầu tư đường xá, cơ sở vật chất. Công ty định hướng thành lập 1 công ty con chuyên trách quản lý dự án khu công nghiệp Quế Võ 3, đồng thời chuyển nhượng 50% vốn cho đối tác để thu hồi 1 phần tiền từ dự án.

Cổ tức: Năm 2014, tỷ lệ chi trả cổ tức là 15% bằng tiền mặt. ĐHCĐ thống nhất mức chi trả cổ tức 2015 là 20% bằng cổ phiếu.

Kế hoạch đầu tư:

• Đầu tư mới 3 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi: 1 nhà máy công suất 200.000 tấn/năm tại Hà Nam- Thanh Hóa, 1 nhà máy công suất 150.000 tấn/năm tại Vĩnh Phúc-Phú Thọ và 1 nhà máy công suất 120.000-150.000 tấn/năm tại Bình Định. DBC kỳ vọng điều này sẽ giúp công ty tiết giảm chi phí vận chuyển và giành lấy thị phần từ các nhà sản xuất nhỏ lẻ tại các địa bàn này. Huy động vốn cho dự án:

(1) Dự kiến phát hành 1000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi 3 năm;

(2) Thuê tài chính, vay ngân hàng.

• Triển khai dự án Xí nghiệp gà giống hậu bị siêu trứng tại Lạc Vệ, Tiên Du với tổng mức đầu tư là 125 tỷ đồng, thực hiện trong 2 năm 2015 và 2016. Tính toán thời điểm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh: khu chăn nuôi gà giống Yên Thế (tổng mức đầu tư là 91 tỷ đồng), khu chăn nuôi lợn giống tại Tam Nông, Phú Thọ (tổng mức đầu tư là 150 tỷ đồng).

• Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn GMP. 

Ngày 24/02/2015, cổ phiếu DBC đóng cửa tại mức 27.800 đồng/cp, tương đương P/E là 8,48x và P/B là 0,97x.Chúng tôi ước tính, năm 2015, doanh thu thuần và lãi sau thuế của công ty lần lượt đạt 5.512 tỷ đồng và 211 tỷ đồng, tương đương với EPS 2015 là 3.356 đồng/cp. Khi đó, P/E FW2015 là 8,28x. Với triển vọng dài hạn như đã phân tích ở trên, chúng tôi khuyến nghị không mở vị trí nắm giữ dài hạn đối với cổ phiếu DBC.

VTO: Tương đối phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn

CTCK BIDV (BSC)

Điểm nhấn hoạt động kinh doanh 2014: Toàn bộ đội tàu viễn dương được chuyển sang cho thuê định hạn, doanh thu thuần đạt 1.540 tỷ đồng (-5% yoy), lãi sau thuế 52,4 tỷ (+16,7% yoy), chia cổ tức bằng tiền 4%. Hoạt động vận tải gặp nhiều khó khăn so với năm 2013 do:

(1) Giá cước trung bình cho thuê tàu đạt 70.167 USD/ngày, giảm 3% so với mức giá cước cuối năm 2013,

(2) Petrolimex tăng cường hàng về kho Vân Phong khiến nguồn hàng vận chuyển của đội tàu Viễn Dương sụt giảm;

(3) Các tàu phải tham gia vận tải hàng ngoài, chạy tuyến xa, phát sinh chi phí về kiểm

tra an toàn tàu, các thiết bị trên tàu nhằm đáp ứng yêu cầu Công ước quốc tế về vận tải xăng dầu đường biển.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn tăng trưởng tốt so với 2013 nhờ:

(1) Giảm thiểu các chi phí sửa chữa lớn,

(2) chi phí tài chính giảm 19%. Trong năm 2014, công ty thanh lý 2 tàu Ấp Bắc và Nhà Bè (tuổi tàu cao, hoạt động không hiệu quả) đồng thời đầu tư thêm 2 tàu mới có trọng tải mỗi tàu 7.000 DWT.

Kết quả kinh doanh dự kiến năm 2015: VTO đặt mục tiêu tổng doanh thu 2015 đạt 1.329 tỷ đồng (-13,7%yoy), lãi sau thuế 54,4 tỷ đồng (+4% yoy), cổ tức tiền mặt tối thiểu 4%. Công ty sẽ tiếp tục thanh lý các tàu ven biển cũ còn lại lợi với lợi nhuận thu về dự kiến khoảng 20 tỷ (Đã bao gồm trong kế hoạch kinh doanh 2015) và đầu tư các tàu mới thay thế. Trong năm 2015, tàu Viễn Dương 08 sẽ tiến hành sửa chữa lớn trong khoảng 20-30 ngày, chi phi ước tính từ 20-25 tỷ.

Quan điểm đầu tư: Giả định VTO hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2015, EPS forward~ 690 đồng. P/E forward ~ 10.8.

Chúng tôi cho rằng cổ phiếu VTO tương đối phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn nhờ:

(1) VTO hoạt động theo hình thức cho thuê tàu định hạn nên ít chịu ảnh hưởng từ sự biến động của giá cước và giá dầu, KQKD dự báo sẽ tiếp tục ổn định

(2) Chính sách cổ tức đều đặn, tỷ lệ cổ tức/thị giá ~5,3%;

(3) Cổ phiếu chiết khấu cao so với giá trị sổ sách P/B~0.56;

(4) Có thể hoàn nhập được khoản dự phòng đầu tư vào Công ty cổ phần An Phú nếu thị trường bất động sản khởi sắc trở lại. VTO đã trích lập 51,5 tỷ/53,5 tỷ giá trị đầu tư vào Công ty An Phú.

PVB: Mua vào với giá mục tiêu 12 tháng là 53,640 đồng/cổ phiếu (+38%)

CTCK BIDV (BSC)

Tăng trưởng mạnh trong quý I/2015: CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam ghi nhận 402 tỷ đồng doanh thu và 40 tỷ đồng lợi nhuận sau thuê, tăng lần lượt 125% và 101% so với cùng kỳ năm 2014. Trong quý I/2015, doanh nghiệp chủ yếu ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ dự án Nam Côn Sơn 2, Nghi Sơn, Hàm Rồng- Thái Bình, Tiền Hải- Thái Bình. Tuy nhiên do chủ yếu thi công Nam Côn Sơn 2 có biên lợi nhuận thấp nên biên lợi nhuận gộp quý I/2015 chỉ đạt 15%, thấp hơn so với con số 18% của quý I/2014.

Kế hoạch kinh doanh 2015 thận trọng: Năm 2015, PVB đặt kế hoạch 1,062 tỷ đồng sản lượng bọc ống, tương đương 1,001.30 tỷ đồng doanh thu và 105 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Công ty cũng tính đến giả thiết nếu thu được 49 tỷ chi phí chưa được quyết toán của dự án Biển Đông 1-Clad Pipe thì LNST sẽ đạt 143 tỷ đồng. Trong khi kế hoạch sản lượng

giảm 7% và kế hoạch doanh thu không đổi so với thực hiện năm 2014 thì lợi nhuận kế hoạch 2015 lại giảm 29% so với thực hiện năm 2014. Căn cứ trên KQKD của năm 2014 và quý I/2015 cùng danh sách các dự án thực hiện trong năm 2015, chúng tôi đánh giá kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp là tương đối thận trọng và nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ thực hiện vượt kế hoạch năm 2015. Tuy nhiên, điểm rơi các dự án của doanh nghiệp tập trung vào 6 tháng đầu năm 2015 nên doanh nghiệp sẽ có kết quả kinh doanh khả quan vào quý I và II/2015 trong khi kết quả kinh doanh quý III và IV/2015 có thể sẽ suy giám so với cùng kỳ 2014.

Kế hoạch tăng vốn 2015: Doanh nghiệp dự kiến tăng vốn điều lệ từ 216 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng trong năm 2015 thông qua việc phát hành 5% cổ phiếu thưởng cho người lao đồng (ESOP) tương đương 1,079,999 tỷ đồng với giá phát hành 10,000 đồng/cổ phiếu và chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10:3.388 và giá phát hành 10,000 đồng/cổ phiếu.

Không tăng cổ tức 2014: doanh nghiệp sẽ giữ nguyên tỷ lệ chia cổ tức 20% bằng tiền mặt cho năm 2014 và tăng lên 25% cho năm 2015.

Nhận định: Chúng tôi kỳ vọng doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2015 dựa trên những kỳ vọng:

(1) Các dự án lớn doanh nghiệp thực hiện năm 2015 gồm Nam Côn Sơn 2-giai đoạn 1, Tê Giác Trắng và GPP Cà Mau sẽ hoàn thành và ghi nhận doanh thu đúng tiến độ.

(2) Doanh nghiệp được hưởng lợi nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào giảm dưới ảnh hưởng của việc giảm giá dầu.

BSC dự báo doanh thu đạt 1261 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 130 tỷ đồng, tương đương EPS 2015 đạt 6,024 đồng/cổ phiếu. Đóng cửa ngày 24/04/2015, cổ phiếu PVB đang được giao dịch với giá 38,800 đồng/cổ phiếu.

Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu PVB với giá mục tiêu 12 tháng là 53,640 đồng/cổ phiếu (+38%) theo phương pháp FCFF.

DRC: P/E 2015 là 11,4 lần

CTCK Maybank Kim Eng (MBKE)

Lãi sau thuế quý I/2015 tăng 2,3%. DRC đã công bố KQKD quý I/2015 với doanh thu

thuần quý I/2015 tăng 13% so với cùng kỳ 2014, đạt 466 tỷ đồng nhờ tiêu thụ lốp radian  toàn thép tăng mạnh. DRC cho biết trong quý I/2015, công ty tiêu thụ khoảng 35.600 lốp  radian toàn thép, tăng 154% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 25,5% trong quý I/2014 xuống chỉ còn 22,4% trong quý I/2015 chủ yếu là do chi phí khấu hao tăng và giá bán bình quân giảm (khoảng 7%). Tỷ lệ chi phí BH & QLDN/DT giảm từ 4,7% trong quý I/2014 xuống còn 4% trong quý I/2015. Lãi sau thuế quý I/2015 tăng 2,3% lên 87,6 tỷ đồng. 

Kế hoạch kinh doanh Q2/15 khả thi. Trong quý II/2015 , công ty đặt kế hoạch doanh thu 990 tỷ, tăng 14% và lãi trước thuế 128 tỷ đồng, tăng 0,8%. Trong tình hình tiêu thụ lốp radian của công ty đang tăng trưởng khả quan, chúng tôi cho rằng kế hoạch quý II/2015 là tương đối khả thi.

Dự kiến chi trả cổ tức 2014 vào tháng 7/2015. DRC đã chốt thời điểm chia cổ tức 2014 vào quý III/2015. Cụ thể, cổ tức bằng tiền mặt là 30% mệnh giá (tương ứng lợi tức cổ tức 5%, tỷ lệ cổ tức/EPS là 71%) dự kiến sẽ được chi trả vào tháng 7/2015. Ngoài ra, cổ tức bằng cổ phiếu (10% vốn điều lệ) cũng sẽ được thực hiện trong quý III/2015. Lưu ý, lãi sau thuế chưa phân phối cuối quý I/2015 là 582,3 tỷ đồng (xấp xỉ 7.010 đồng/cp).

Định giá. DRC đang được giao dịch tại P/E 2015 là 11,4 lần, tương đối cao hơn công ty cùng quy mô là CSM (7,4 lần). Tuy nhiên, cần lưu ý tiêu thụ lốp radian toàn thép của DRC đang có phần thuận lợi hơn của CSM.

Tin bài liên quan