Khuyến nghị mua cổ phiếu BID
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi cho rằng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) có khả năng sẽ là ngân hàng có câu chuyện phục hồi hấp dẫn nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam (phụ thuộc vào rủi ro thực hiện).
Dư nợ cho vay của BID có mức nợ xấu 2%, khoản phải thu 2,1% và nghĩa vụ nợ VAMC tương ứng 2,8% trong năm 2016. Nghĩa vụ nợ của VAMC tính theo phần trăm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng là 124%. Chi phí tín dụng là 128 điểm cơ bản so với mức 121 điểm cơ bản của ngành. Chúng tôi cho rằng xử lý nợ xấu nhanh hơn sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho năm 2018 và khoản lỗ cho mất vốn sẽ thấp hơn 25% so với dự báo trước đây.
Chúng cũng cho rằng nghị quyết xử lý các tài sản tồn đọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho vay. Chúng tôi nâng khuyến nghị CAGR tăng trường cho vay 2016-2019 của BID từ 10% lên 17%. Chúng tôi dự báo NIM năm 2017, 2018, 2019 sẽ tăng lần lượt 14 điểm cơ bản, 35 điểm cơ bản và 49 điểm cơ bản đạt 2,8%, 3,0% và 3,2% từ mức cơ sở 2,7% năm 2016.
Với tăng trưởng khoản vay mạnh mẽ và cần thời gian để các biện pháp xử lý nợ xấu mới được thực hiện, chúng tôi nhận thấy nhu cầu cần phải tăng vốn của BID. Một đối tác chiến lược có thể thúc đẩy các chỉ số hoạt đông và cung cấp các sản phẩm chuyên biệt, cũng như thúc đẩy tỷ lệ vốn sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu.
BID có khả năng nâng thêm 22 nghìn tỷ đồng vốn trong trung hạn để giảm tỷ lệ đòn bẩy (khi hệ số của ngành hiện là 15,5 lần) và thúc đẩy vốn dự trữ (với vốn cấp 1 hiện là 7,2%). Khả năng tăng vốn hiện chưa được ghi nhận trong ước tính của chúng tôi.
Chúng tôi kỳ vọng ROE sẽ đạt 18,4% trong năm 2019 (tăng 240 điểm cơ bản từ dự báo trước đây). Điều này đến từ tỷ lệ đòn bẩy cao hơn khi việc tăng vốn hiện chưa được ghi nhận trong mô hình định giá của chúng tôi.
Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ tài sản trên vốn cổ đông sẽ tăng đạt 24,1 lần năm 2017 (tăng 0,47) và 24,7 lần năm 2018 (tăng 1,5). Ngoài ra, chúng tôi cho rằng lợi nhuần ròng sẽ đạt 6,9 nghìn tỷ đồng (cao hơn 27,3% dự báo trước đây) trong năm 2017 và 8,5 nghìn tỷ đồng (tăng 21,6%) năm 2018.
Chúng tôi cho rằng BID hiện đang giao dịch với P/B 2018 1,3 lần, là khá hấp dẫn so với các ngân hàng trong nước là 1,3 lần, các ngân hàng ở thị trường cận biên 1,5 lần và thị trường mới nổi là 1,6 lần.
Trong năm 2018, ngân hàng giao dịch với P/E 13,2 lần so với trung bình các ngân hàng trong nước 11,4 lần, các ngân hàng ở các thị trường cận biên 9,8 lần và thị trường mới nổi 12,4 lần. Chúng tôi dự báo CAGR EPS 2016-2018 là 17,4% so với mức 11,4% của các công ty cùng ngành.
Vì vậy, chúng tôi nâng khuyến nghị của BID lên mua từ phù hợp thị trường với giá mục tiêu 24.678 đồng (tỷ lệ tăng 25% và nâng 68,9% từ giá mục tiêu trước đây là 14.614 đồng) khi sẽ là ngân hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ dự thảo xử lý nợ xấu mới.
Khuyến nghị mua cổ phiếu HPG
CTCK FPT (FPTS)
Theo dự phóng FPTS, doanh thu năm 2017 của CTCP Tập đoàn Thép Hòa Phát (mã HPG) có thể đạt 42.500 tỷ đồng (tăng 27% so với năm trước), tương đương 105% kế hoạch. Tăng trưởng chủ yếu đến từ việc Khu liên hiệp Hải Dương sẽ được huy động hết công suất trong cả năm, thay vì chỉ 9 tháng như năm 2016.
Tỷ suất lợi nhuận gộp dự đoán sẽ giảm từ mức 26% năm 2016 xuống còn 24% cho năm 2017 do biến động giá nguyên vật liệu đầu vào. Lợi nhuận sau thuế ước tính sẽ đạt 7.200 tỷ, vượt 20% so với kế hoạch, tương đương với EPS năm 2017 sẽ vào khoảng 4.750 đồng/cp (đã pha loãng với số cổ phiếu phát hành thêm tỷ lệ 10:2).
Theo đó, chúng tôi cập nhật kết quả định giá và khuyến nghị các nhà đầu tư nên duy trì trạng thái MUA đối với cổ phiếu HPG với mức giá mục tiêu 37.300 đồng/cp.