Cổ phiếu cần quan tâm ngày 15/11

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 15/11

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 15/11 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị mua cổ phiếu CII

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (CII) đạt được thỏa thuận với nhà bảo lãnh giúp tiếp cận nguồn vốn vay dài hạn hơn và giảm chi phí lãi vay. Đây là tin tốt cho CII khi GuarantCo đã chấp thuận nguyên tắc bảo lãnh cho các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới của Công ty, nghĩa là các trái phiếu này sẽ được xếp hạng tín nhiệm bằng GuarantCo (A1 theo Moody’s và AA- theo Fitch).

Điều này cho phép CII phát hành trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn lên đến 10 năm, phù hợp với thời gian của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng như công ty sẽ được hưởng lãi suất thấp hơn, chỉ khoảng 7%/năm (không bao gồm các loại phí) so với lãi suất các trái phiếu CII đã phát hành trước đây (khoảng 8%-10,5%/năm).

GuarantCo sẽ bảo lãnh 100% trái phiếu phát hành mới của CII với mệnh giá tối đa 1,15 nghìn tỷ đồng và thời hạn tối đa 10 năm. GuarantCo là công ty dịch vụ bảo lãnh đa quốc gia, khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng bằng cách cung cấp bảo lãnh tín dụng cho các nhà phát hành tại 18 quốc gia.

Chúng tôi giả định CII sẽ sử dụng bảo lãnh này để tái cấp vốn cho các khoản vay ngân hàng có kỳ hạn ngắn hơn, khoảng 5 năm, vì vậy chúng tôi cho rằng điều này sẽ không thay đổi đáng kể tỷ lệ đòn bẩy của công ty. Tính đến cuối quý III/2018, tỷ lệ nợ ròng trên vốn CSH của CII là 1,3 lần.

Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị mua dành cho CII với giá mục tiêu 34.900 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 39,9% (không bao gồm lợi suất cổ tức).

Khuyến nghị khuyến nghị phù hợp cổ phiếu PVT

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG trong khi nâng giá mục tiêu thêm 1,9% lên 86.300 đồng, ghi nhận tổng mức sinh lời 6,5%.

Trong khi tái tục mô hình định giá chiết khấu dòng tiền làm tăng giá mục tiêu của chúng tôi, mức tăng này phần lớn bị ảnh hưởng bởi điều chỉnh giả định tăng trưởng hành khách dự phóng 2019 của chúng tôi giảm chỉ còn 5% so với cùng kỳ (YoY) từ mức 10% YoY nhằm phản ánh tác động của việc không còn đóng góp của cảng hàng không quốc tế tại sân bay Đà Nẵng (DAD) trong quý 2/2017 và Cam Ranh (CXR) trong quý 2/2018, với tác động tiêu cực cao hơn chúng tôi dự báo trước đây. Diễn biến này cũng ảnh hưởng đến mức giảm giả định tăng trưởng hành khách dài hạn (CAGR 2017-2027) còn 12% từ 14%.

Chúng tôi cho rằng ACV sẽ là công ty hưởng lợi chính từ sự bùng nổ ngành du lịch và hàng không của Việt Nam và kỳ vọng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số của của ACV sẽ tăng với CAGR 25% trong giai đoạn 2017-2027. Tuy nhiên khi EV/EBITDA trượt của ACV là 16,7 lần hiện đang giao dịch với mức 82% cao hơn so với các cảng hàng không trong khu vực, chúng tôi cho rằng tiềm năng tăng trưởng của ACV cùng với vốn xây dựng cơ bản sắp tới đã được phản ánh vào giá cổ phiếu, và theo giả định của chúng tôi, vốn xây dựng cơ bản/Dòng tiền hoạt động sẽ đạt trung bình 83% trong cùng kỳ.

Yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu: (1) tăng trưởng lượng hành khách cao hơn dự báo, (2) tăng trưởng doanh thu ngoài hàng không gia tăng, (3) gánh nặng vốn xây dựng cơ bản thấp hơn nhưng không ảnh hưởng đến tăng trưởng và (4) thay đổi về quy định giúp mang lại mức sinh lời từ mảng hàng không và ngoài hàng không cao hơn.

Khuyến nghị mua cổ phiếu BSR

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi cũng điều chỉnh giảm khoảng 6,5% dự báo lợi nhuận cốt lõi cho giai đoạn 2018-2022 do biên xăng A92 và A95 giảm lần lượt 3% và 6,6% so với dự báo trước đây. Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 8,9% xuống 18.400 VND/cổ phiếu vì biên sản phẩm giảm và chỉ số mục tiêu giảm. Tuy nhiên, do giá cổ phiếu đã giảm 13,9% trong 3 tháng làm tỷ lệ sinh lời so với giá mục tiêu mới tăng 19.5% cũng như tăng tổng mức sinh lời lên 21,8% nên chúng tôi nâng khuyến nghị từ phù hợp thị trường lên mua.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế 2018 sẽ giảm 17,5% so với năm 2017 vì tuy sản lượng phục hồi 17,6% nhưng vẫn không bù đắp được cho việc biên dầu diesel, xăng A92 và xăng A95 giảm trong khi lợi nhuận sau thuế báo cáo giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái do lỗ từ chênh lệch tỷ giá tăng.

Triển vọng năm 2019 dự kiến sẽ khả quan hơn so với năm 2018 vì chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế cốt lõi sẽ tăng 13,1% nhờ biên xăng diesel tăng 28,7% nhờ quy định của Tổ chức Hàng hải Thế giới, qua đó bù đắp cho việc biên xăng giảm 5,1%-6,2%.

BSR có tỷ lệ đòn bẩy 5,8%, thấp hơn so với các công ty khác trong ngành (58%). Vì vậy, chúng tôi dự báo lợi suất cổ tức năm 2019 sẽ tăng lên 6,5% so với 4,7% của các công ty khác trong ngành. Công ty cũng có EV/EBITDA 5,2 lần, thấp hơn so với các công ty khác trong ngành (6 lần).

Khuyến nghị phù hợp thị trường cho GTN

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi điều chỉnh giảm 8% giá mục tiêu theo phương pháp tổng của từng phần dành cho CTCP GTNFoods (GTN), vì điều chỉnh giảm dự phóng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2018 và 2019 lần lượt là 39% và 43% do các mảng kinh doanh cốt lõi của GTN đều thấp hơn dự báo của chúng tôi.

Chúng tôi duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG do công ty vẫn đang gặp khó khăn trong việc cải tổ hoạt động tại các công ty con trong mảng sữa (Mộc Châu Milk/MCM) và chè (Vinatea), vốn đã được hợp nhất trong 2 năm qua.

Mặc dù EPS tăng mạnh 23% YoY (trong cùng kỳ năm ngoái) trong 9 tháng 2018, chủ yếu nhờ tỷ lệ sở hữu cao hơn tại MCM, chúng tôi dự phóng EPS sẽ giảm 4% YoY trong năm 2018 do lãi bất thường thấp hơn.

Chúng tôi dự phóng tăng trưởng EPS cốt lõi đạt lần lượt 35% và 26% trong các năm 2019 và 2020, chủ yếu nhờ sợ phục hồi của MCM từ mức cơ sở thấp. Chúng tôi dự phóng EPS báo cáo sẽ tăng chậm hơn ở mức 13% trong năm 2019 do không còn lãi bất thường.

Yếu tố hỗ trợ lợi nhuận: lãi bất thường từ thoái vốn khỏi tài sản ngoài cốt lõi; chương trình xây dựng thương hiệu mảng sữa mang lại kết quả tích cực hơn.

Khuyến nghị mua cổ phiếu PVT

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi dự báo EPS 2019 của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) sẽ tăng 10,5% nhờ nhà máy Nghi Sơn hoạt động với hiệu suất cao hơn năm 2018, và một tàu chở dầu thô và một tàu chở than mới đi vào hoạt động.

Chúng tôi dự báo EPS cốt lõi sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm 11,9% trong giai đoạn 5 năm (thay vì 10,1% như trước đây) nhờ hợp đồng cho thuê tàu VLCC dài hạn và các hợp đồng vận chuyển than và LPG mới.

PVT hiện đang giao dịch tại mức EV/EBITDA 4,6 lần, thấp hơn 30% so với các công ty cùng ngành. PVT có lượng tiền mặt dồi dào (2,7 nghìn tỷ đồng tính đến cuối tháng 9, tương đương 60% giá trị vốn hóa).

Vì vậy, chúng tôi giữ khuyến nghị MUA dành cho PVT và điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 3,7% với việc điều chỉnh chu kỳ dòng tiền chiết khấu và điều chỉnh tăng 9% dự báo lợi nhuận 2020-2022 nhờ dự báo biên lợi nhuân cao hơn từ vận chuyển than, dù chúng tôi điều chỉnh giảm lợi nhuận 2018-2019 khoảng 1%-2% và lãi suất phi rủi ro tăng.

Khuyến nghị mua cổ phiếu FPT

CTCK BIDV (BSC)

Doanh thu và lợi nhuận trước thuế của CTCP FPT (mã FPT) trong 10 tháng năm 2018 lần lượt đạt 18.367 tỷ (tăng 22% so với cùng kỳ năm trước) và 3.156 tỷ (tăng trưởng 34%) theo phương pháp tương đương. 

Mảng xuất khẩu phần mềm tăng trưởng tốt với doanh thu 6.683 tỷ (tăng trưởng 35%), lợi nhuận trước thuế 1.061 tỷ (tăng 33%). Trong tháng 9, FPT đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với 2 đối tác lớn gồm Carslberg và Shinhan Bank về dịch vụ chuyển đổi số.

Mảng giải pháp phần mềm, tích hợp hệ thống và dịch vụ công nghệ thông tin ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế là 3.341 tỷ (tăng 9%) và 158 tỷ (tăng 129%). Tổng giá trị hợp đồng ký kết 9 tháng đạt 2.462 tỷ đồng (giảm 34%), do chậm ký các hợp đồng triển khai cho các ngân hàng và chính phủ.

Mảng dịch vụ viễn thông tiếp tục tăng trưởng đến từ tăng trưởng số lượng thuê bao. Doanh thu 9 tháng năm 2018 đạt 6.834 tỷ (tăng trưởng 17%) và lợi nhuận trước thuế đạt 1.014 tỷ (tăng 25%). Trong đó, doanh thu cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng 9 tháng đạt 3.917 tỷ (tăng 13%).

Mảng Giáo dục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh do số lượng tân sinh viên nhập học tăng mạnh, đạt 18.700 học sinh (tăng trưởng 50%).

BSC ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của FPT 2018 dự kiến sẽ đạt mức 22.832 tỷ (giảm 46,5%) và 2,737 tỷ (giảm 22,4%). EPS FW 2018 là 4,461 đồng/cp (+27% yoy nếu loại bỏ LN bất thường từ thoái vốn Mảng Phân phối và bán lẻ); PE FW 2018 = 9.38

Chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 59,100 đồng/cp (+41% so với mức giá đóng cửa ngày 13/11/2018) dựa trên phương pháp định giá PE và FCFF.

Tin bài liên quan