Cơ hội bắt đầu đến từ “đỉnh” khó khăn

Cơ hội bắt đầu đến từ “đỉnh” khó khăn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Có thể đây là một trong những thời điểm khó khăn nhất mà các nhà lãnh đạo cũng như chủ sở hữu doanh nghiệp phải đối mặt, nhưng như câu nói của John Templeton, “thị trường giá lên được sinh ra trong sự bi quan”, từ trong tận cùng khó khăn, những cơ hội lớn bắt đầu xuất hiện…

Cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm gần 40% kể từ khi đạt đỉnh ở mức VN-Index khoảng 1.500 điểm. Với mức độ tham gia chưa từng có của các nhà đầu tư F0 mới trong đại dịch Covid, đợt suy thoái này của thị trường chứng khoán tại Việt Nam có cường độ và diễn tiến khốc liệt hơn nhiều so với bất kỳ thị trường nào khác ở châu Á.

Ngoài ra, lạm phát toàn cầu cao ở mức kỷ lục trong nhiều thập kỷ nay, xung đột địa chính trị dai dẳng chưa biết ngày kết thúc, chi phí năng lượng leo thang, hậu cần và chuỗi cung ứng đứt gãy, tình trạng thắt chặt tín dụng trên hầu hết các quốc gia mà dẫn đầu là động thái quyết liệt của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Cùng với đó, chúng ta gặp phải tình huống càng gây thêm áp lực cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Ông Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Quỹ A+.
Ông Quan Đức Hoàng, Chủ tịch Quỹ A+.

Vấn đề cấp bách nhất mà các CEO phải đối mặt hiện nay là triển vọng tiêu cực và có thể là rủi ro tín dụng và cạn kiệt thanh khoản. Với việc các chính phủ trên toàn cầu thắt chặt tín dụng và giảm mạnh bảng cân đối kế toán của chính phủ để kiềm chế lạm phát, hầu hết mọi nhà đầu tư và doanh nghiệp đều nhìn về tương lai với triển vọng u ám và tiêu cực.

Bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1989 tại NYC và trở lại châu Á từ năm 1995, nói rằng tôi đã thấy tất cả là một cách nói quá, nhưng như một câu ngạn ngữ cổ, 4 từ đắt giá nhất trong tiếng Anh là “this time, it's different”…

Vâng, nó khác, nhưng nó giống nhau… Tôi đã thấy điều này trước đây…, đã chứng kiến lạm phát cao ở Hoa Kỳ vào những năm 1980, thắt chặt tín dụng trở lại và lãi suất cao vào năm 2009…, thị trường lao dốc vào năm 2000, Dotcom, bong bóng tín dụng nhà đất năm 2008…. và nhiều cơn lốc giá xuống khác ở khắp mọi nơi.

Ở Việt Nam, chúng ta đã chứng kiến thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh vào năm 2011 và bây giờ là 2022. Cho đến nay, có thể khẳng định thị trường năm 2022 chắc hẳn xấu hơn và tâm lý nhà đầu tư còn tồi tệ hơn với tầm “sát thương” lớn khi lượng tài khoản mở mới bùng nổ trong thời đại dịch.

Các doanh nhân Việt Nam đang cảm nhận được nỗi đau của lạm phát, hạn chế về hậu cần và chuỗi cung ứng, đại dịch Covid kéo dài, chi phí xăng dầu và trên hết, đó là các vấn đề toàn cầu khiến chúng ta phải thắt chặt tiền tệ và chịu những “tác dụng phụ” do các chính sách đó tạo ra.

Với tất cả các dữ kiện trên, chúng ta có một vấn đề thậm chí còn lớn hơn tiếp tục xảy ra. Các chính sách Zero Covid của Trung Quốc tiếp tục làm trầm trọng hơn sự đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Là một người đã ở đây từ năm 1995, tôi tin rằng hiện là thời điểm khó khăn nhất mà các nhà lãnh đạo cũng như chủ sở hữu doanh nghiệp phải đối mặt. Cụ thể, tôi thấy rủi ro thanh khoản, hay thiếu khả năng tiếp cận tín dụng là vấn đề nhạy cảm nhất, chỉ đứng sau chi phí hoạt động tăng cao.

Khi lạm phát len lỏi vào mọi khía cạnh của chuỗi giá trị kinh doanh, từ khí đốt, vận chuyển, hậu cần và chủ yếu là lương thực cho đến tình trạng thiếu lao động chất lượng, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều cơn gió ngược cùng một lúc. Bên cạnh đó, lạm phát cao, tỷ giá căng thẳng và thiếu cơ hội đầu tư sẽ kéo chi tiêu của người tiêu dùng xuống. Với chi tiêu thấp có nghĩa là nhu cầu thấp và khi nhu cầu giảm, chúng ta sẽ thấy các công ty cắt giảm chi tiêu.

Chúng ta đã thấy Công ty sản xuất Pouyen cắt giảm hơn 20.000 lao động. Chúng tôi cũng thấy các tập đoàn lớn ở Hoa Kỳ sa thải việc làm. Xu hướng này có thể tiếp tục trong nhiều tháng tới khi chuỗi cung ứng và triển vọng kinh tế tiếp tục có dấu hiệu suy yếu.

Trong thời điểm như thế này, tiếp cận tín dụng và tiếp cận vốn là điều quan trọng. Từng chứng kiến câu chuyện này trước đây, tôi và các cộng sự đã ra mắt A+ Fund vào tháng 4/2022. A+ Fund là quỹ tín dụng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Chúng tôi tìm cách đầu tư thông qua các khoản vay và đầu tư có cấu trúc khác nhau cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn hơn. Các công ty có vốn góp 400 tỷ đồng, có EBITDA dương và doanh thu tốt là tiêu chí tối thiểu để chúng tôi lựa chọn đầu tư. Quỹ 400 tỷ đồng mới của chúng tôi có thể đầu tư tới 100 tỷ đồng cho mỗi thương vụ.

Mục tiêu của chúng tôi là huy động thêm 600 - 800 tỷ đồng vào năm 2023 để mở rộng danh mục đầu tư của các công ty. Nhiệm vụ của chúng tôi rất đơn giản, đó là tìm kiếm các công ty đang phát triển nhanh đang tìm kiếm nguồn vốn tăng trưởng và mở rộng.

Với 28 năm làm việc tại Việt Nam và đội ngũ quản lý cấp cao giàu kinh nghiệm, chúng tôi cảm thấy mình có vị trí đặc biệt để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn và tín dụng trong những thời điểm đặc biệt này.

Trước tất cả những điều tiêu cực này, tôi muốn chia sẻ một câu nói của Ngài John Templeton, người được biết là đã đạt được 15% lợi nhuận hàng năm trong khoảng thời gian 38 năm. Vâng, 38 năm.

“Thị trường giá lên được sinh ra trong sự bi quan, lớn lên trong sự hoài nghi, trưởng thành nhờ sự lạc quan và chết trong sự hưng phấn.”

Tin bài liên quan