Phương thức chào bán cần trình Chính Phủ, những vướng mắc đang được tháo gỡ từng phần và cố gắng hoàn tất thoái vốn trong quý 1/2018.
Ông Trương Thanh Hoài
Bên cạnh đó, ông Hoài chia sẻ, việc chào bán cổ phần Nhà nước tại Habeco đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn ngoài Carlsberg, chẳng hạn như hãng bia AB InBev – đã mua nhiều hãng bia trên thế giới và không thay đổi thương hiệu bia đã mua, cái họ mua chính là mua thương hiệu. Còn nhà máy sản xuất bia cũng rất nhiều và công nghệ sản xuất bia không phải quá phức tạp, dù có nhiều bí quyết.
Về tỷ lệ chào bán, ông Hoài cho biết, theo quyết định 58 của Thủ tướng thì lĩnh vực Bia -Rượu -Nước giải khát Nhà nước không cần tỷ lệ chi phối.
Được biết, theo thỏa thuận về hợp tác chiến lược được ký năm 2009, Carlsberg đã mua 16% cổ phần của Habeco và trở thành đối tác chiến lược. Đồng thời, theo thỏa thuận về việc mua bán cổ phần đã ký cho phép Carlsberg được quyền ưu tiên mua trước khi Habeco bán tiếp cổ phần.
Do vậy, Habeco ưu tiên đàm phán với Carlsberg trước các đối tác khác khi Chính phủ phê duyệt bán tiếp cổ phần của Habeco vào cuối năm nay. Carlsberg - hiện đã nắm 17,5% cổ phần tại hãng bia Habeco.
Quay trở lại mức giá khởi điểm chào bán Sabeco, ông Hoài cho biết, đây là quy định pháp luật và giá thị trường là 320.000 đồng/cp, không ai đặt giá khởi điểm thấp hơn cho đợt chào bán, là trái với quy luật thị trường.
Các nhà đầu tư họ có góc nhìn khác nhau và dài hạn đối với SAB. Còn mức giá của đơn vị tư vấn cũng chỉ là mức giá tham khảo vì mỗi nhà tư vấn, mỗi nhà đầu tư đều có góc nhìn, đánh giá khác nhau về doanh nghiệp.
Chia sẻ thêm, ông Hoài cho biết: "theo thông tin tôi có được, có nhiều nhà đầu tư đã gửi thư ngỏ muốn mua trên 25% vốn Sabeco trong đợt chào bán này".