Theo nhận định của CIEM, nếu tăng trưởng kinh tế ở các nước đối tác nhanh hơn và Hoa Kỳ không nâng lãi suất thì tăng trưởng xuất khẩu cả năm 2015 có thể đạt khoảng 10%. Thâm hụt thương mại ở mức 0,5 tỷ USD trong quý IV, và lũy kế đạt 4,5 tỷ USD cho cả năm 2015.
CPI sẽ tăng trở lại, song chỉ ở mức 0,28% trong quý IV.
Cũng theo dự báo của các chuyên gia CIEM, diễn biến kinh tế vĩ mô trong quý IV có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố lớn như quá trình phục hồi tăng trưởng của kinh tế thế giới vẫn còn bất định do căng thẳng và/hoặc xung đột giữa các nước lớn, FED vẫn để ngỏ khả năng nâng lãi suất USD trong quý IV; nếu điều này không được hiện thực thì dòng vốn và/hoặc mặt bằng lãi suất và/hoặc tỷ giá VND/USD ở Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều bất định hơn.
Thứ hai, các nền kinh tế lớn tiếp tục tăng cường ảnh hưởng thông qua nhiều biện pháp, đặc biệt là hợp tác phát triển hạ tầng (chẳng hạn như ở Đông Á). các nền kinh tế lớn tiếp tục tăng cường ảnh hưởng thông qua nhiều biện pháp, đặc biệt là hợp tác phát triển hạ tầng.
Một yếu tố đáng lưu ý khác là tuy nguy cơ “chiến tranh tiền tệ” giữa các nền kinh tế lớn đã giảm đáng kể, song cũng làm giảm động lực hợp tác nhằm tăng cường ổn định cho thị trường tài chính – tiền tệ toàn cầu. Theo CIEM, việc nới lỏng chính sách tiền tệ và sự tương tác của chính sách này với chính sách tài khóa sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất – kinh doanh ở Việt Nam;
Bên cạnh đó chất lượng của các cải cách môi trường kinh doanh - nhằm thực thi các Luật quan trọng, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh (theo Nghị quyết 19) và giảm bớt đối xử phân biệt và khác biệt ảnh hưởng đến cạnh tranh – cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến niềm tin và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, không chỉ trong quý IV mà còn cả các năm tiếp theo.
Cùng với dự báo kịch bản tăng trưởng trong nước, CIEM cũng đưa ra dự báo về một số diễn biến kinh tế thế giới có khả năng tác động tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Theo dự báo này, GDP của các đối tác tăng 3,0%. Mức giá của Hoa Kỳ tăng 0,8%. Giá hàng nông sản xuất khẩu giảm 3%. Giá dầu thô thế giới không đổi so với quý III.
Về phía Việt Nam, tỷ giá VND/USD danh nghĩa không được điều chỉnh trong quý. Tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 4%. Tín dụng tăng 4%. Giá nhập khẩu giảm 1%,và việc làm tăng 0,32%. Lượng dầu thô xuất khẩu giả thiết không đổi so với trung bình 3 quý đầu năm. Tỷ giá hữu hiệu thực giả thiết tăng 1% trong quý.
Trên cán cân thanh toán, chuyển giao của Chính phủ không đổi, trong khi chuyển giao của khu vực tư nhân (ròng) tăng 2% so với quý III. Vốn thực hiện của khu vực FDI (bao gồm cả phía nước ngoài và phía Việt Nam) tương đương với quý III. Đầu tư từ nguồn NSNN và TPCP được bổ sung lần lượt 60.000 tỷ đồng và 40.000 tỷ đồng.
Bảng Kết quả dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, quý IV và cả năm 2015
Đơn vị: %
Quý IV |
Cả năm |
|
Tăng trưởng GDP (so với cùng kỳ 2014) |
6,83 |
6,61 |
Lạm phát (so với cuối kỳ trước) |
0,28 |
0,68 |
Tăng trưởng xuất khẩu (so với cùng kỳ 2014) |
10,38 |
9,66 |
Cán cân thương mại (tỷ USD) |
-0,5 |
-4,5 |
Nguồn: CIEM