“Có người bị bệnh mộng du, đang ngủ liền bật dậy chạy xuống bếp và cầm lên một con dao bầu. Cả nhà không ai dám ngăn cản vì sợ nguy hiểm đến tính mạng. Anh ta đi sờ đầu từng người, sau đó xuống bếp cất dao vào chỗ cũ và đi ngủ tiếp. Sáng hôm sau, mọi người vây lấy anh ta hỏi, tối hôm qua nằm mơ cái gì mà lại xách dao đi sờ đầu từng người như vậy? Anh ta liền trả lời: Tôi mơ thấy lạc vào một vườn dưa, nhưng sờ mãi không được một quả nào chín cả. Hú hồn!”.
Thiên hạ bảo sự so sánh nào cũng khập khiễng, nhưng mình cứ liên tưởng đến tình cảnh chứng khoán Việt
Đang cơn lửa tắt cơm sôi nên cũng chả khó hiểu khi nhiều người bĩu môi cái đề án tăng giờ canh tác của các chủ vườn. Chuyện này đã có tiền lệ rồi. Nhớ ngày trước, đang cấy cày đến non trưa là nghỉ, bị chuyển sang thông tầm, cũng đã có lời ra tiếng vào hệt như bây giờ… Riêng mình thì vốn chăm chỉ, hay lam hay làm, nên ủng hộ cả hai tay. Thiết tưởng cũng cần liệt kê vài cái lợi ích của việc lân sang chiều để bạn đọc khỏi bảo vuốt đuôi khi dưa đã sắp đến ngày hái quả.
Này nhé, thứ nhất, chứng khoán thêm phiên chiều sẽ giảm số người thất nghiệp. NĐT sẽ có chỗ để sinh hoạt cả ngày, giảm thiểu nguy cơ ra đường gây tắc nghẽn giao thông.
Thứ hai, các NĐT nhỏ lẻ Việt
Thứ ba, đây là lợi ích mang tính văn hóa và ngôn ngữ học. “Chợ chiều” từ rất lâu rồi đã rời xa cái khái niệm nguyên bản thời gian của nó: chợ họp phiên chiều. Giờ cứ nhắc đến chợ chiều là người ta nghĩ đến cái ế ẩm, cái lỡ thì quá lứa. Nếu chợ chiều chứng khoán mà sôi động, cái công này sẽ rất lớn đối với… ngành ngôn ngữ.
Thứ tư, giấc mơ trở thành công dân toàn cầu của các NĐT Việt đã tiến thêm một bước.
Thứ năm, các bác nam giới rất khoái giao dịch phiên chiều, vì họ sẽ được ra khỏi nhà cả ngày với lý do chính đáng.
Thứ sáu, chị em có lẽ luôn thích kéo dài thời lượng. Ít nhất thì cái giây phút (từ dùng chỉ mang ý nghĩa minh họa) trầm ngâm trước tủ quần áo của họ cũng không bị phân tâm bởi giờ khớp lệnh.
Thứ bảy, từ nay dân bỏ việc đánh chứng lại được trở về cái đời công chức ngày (gần) 8 giờ vàng ngọc yêu dấu thủa xưa…
Còn có thể kể ra hàng chục lợi ích khác của cái hành động văn minh này. Nhưng thôi, dẫu bây giờ thời đại đầu tư bấm nút thì cũng phải lên sàn xem không khí thế nào. Cũng nhân tiện để chứng thực cái lời than thở của anh bạn phóng viên ảnh, khi anh ấy kêu rằng, lên sàn tác nghiệp dạo này khó quá. Lổn nhổn toàn thấy bàn ghế với bảng điện, lèo tèo dăm ba người thì toàn các cụ như đi tập dưỡng sinh!?
Hóa ra chả phải. Hà Nội ba sáu, ba bảy độ, bước vào sàn là thấy mát như quạt hầu. Giữa cái hiu hiu lành lạnh ấy, sàn xới râm ran như hội. Chỗ này một đám các bà các chị (hình như còn kéo cả mầm non chứng khoán đi theo) đang chụm đầu thì thà thì thầm, chỗ kia vài bác giai tóc bạc da mồi oang oang bàn chuyện đảo chính Ai Cập… Ruộng dưa lê đang vào hồi đông vụ, mỗi bác có khi thu hoạch đến vài gánh rồi chứ chả chơi!
Hình như còn có vài cụ ngủ trưa quá giấc hay sao mà xanh đỏ đã nổi trên bảng điện, nhưng vẫn ngáp ngắn ngáp dài. Các môi giới viên thì vẫn tươi cười, vui vẻ lắm. Chả biết là do cái sự hân hoan vì thêm bầu, thêm bạn, hay là nghệ thuật chiều khách của các CTCK nay đã vươn lên tầm cao mới.
À mà quên chưa kể với các bạn là chiều hôm đó tôi lên một sàn chứng khoán được tiếng là hiện đại, nơi chuyên dành cho những bạn trẻ ham mê kinh doanh, tất cả trang thiết bị cũng như nội thất đều quá ổn, đặc biệt sóng wifi thì chuẩn không cần chỉnh. Vì thế, đương nhiên là giới trẻ áp đảo. Tôi đánh mắt với ông bạn đi cùng rồi thủ thỉ:
- Thấy không, các bạn trẻ Hà Thành vẫn yêu chứng khoán, chăm lên sàn như ai chứ đùa.
Rồi tôi nhìn sang bàn bên cạnh. Một đám bốn chàng trai với 4 con iPad được make up rất sặc sỡ đang chụm đầu cười khúc khích thủ thỉ: “Bà Tưng thôi đã thôi rồi”… Ở góc bàn kia có hai anh chàng mặc toàn đồ hiệu đang cắm cúi chau mày. Rồi một anh kêu lên: Thằng ngu, mày lên phây chém tao tơi tả thế à? Ông bạn mình bụm miệng cười ặc ặc.
Cười cái gì. Sợ đến lúc sàn xới sôi động, lại xin cho em canh tác đến đêm chưa biết chừng. Xem cái ảnh trên kia, các cụ ở bên Tàu người ta còn mượn sàn làm chỗ vươn thở, dưỡng sinh kia kìa. Sàn cũng như đời, sống là phải biết chờ đợi chứ. Muốn thấy cầu vồng thì phải biết chấp nhận những cơn mưa, phỏng ạ!