Tầm quan trọng của vật liệu xanh trong xu hướng kiến trúc hiện đại

Tầm quan trọng của vật liệu xanh trong xu hướng kiến trúc hiện đại

(ĐTCK) Trước sự phát triển mạnh mẽ của các công trình “xanh” trong mô hình kiến trúc xanh thì việc sử dụng vật liệu thân thiện môi trường hay còn gọi là “vật liệu xanh” trong xây dựng đã và đang trở thành cái đích mà ngành xây dựng cần hướng tới.

Hiện nay, việc sử dụng các vật liệu không thân thiện môi trường trong lĩnh vực xây dựng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Do đó, những năm gần đây trên thế giới đã xuất hiện khái niệm “công trình xanh”.

Khái niệm công trình xanh nhằm nói đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Vì vậy, công trình xanh đang được cả thế giới đánh giá là hoạt động hiệu quả nhất của ngành xây dựng để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Công trình xanh không chỉ là công trình có nhiều cây xanh, mà phải được sự dụng vật liệu xây thân thiện môi trường, ít gây tác hại cho người sử dụng và giảm thiểu tiêu cực đến môi trường.

Công trình xanh được xem là cuộc cách mạng trong lĩnh vực xây dựng của thế giới, cuộc cách mạng này làm thay đổi môi trường xây dựng bằng cách tạo ra hiệu quả năng lượng, sức khỏe, phát triển các công trình hữu ích để giảm thiểu tác động của công trình lên đô thị và môi trường sống. 

Trên thực tế, đô thị hay các công trình kiến trúc đều là các sản phẩm lớn được tạo thành từ rất nhiều sản phẩm nhỏ. Do vậy để có được một đô thị xanh hay kiến trúc xanh cần xuất phát từ các công trình đáp ứng được các tiêu chí xanh.

Trong đó, điểm cốt lõi để kiến tạo nên một công trình “xanh” là công trình sử dụng vật liệu bền vững thân thiện với môi trường.

Đó là những vật liệu không độc hại, có thể tái chế sau khi sử dụng, vòng đời sử dụng lâu dài, tiết kiệm tài nguyên, không ảnh hưởng đến môi trườn, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong suốt quá trình chế tạo, xây dựng và sử dụng, trong khi vẫn tạo nên sự thoải mái và tiện nghi nhất định cho người sử dụng.

Chính vì thế, việc sử dụng vật liệu xanh đang trở nên vô cùng cần thiết và cũng là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. 

Phát triển công trình xanh về cơ bản là vấn đề tiết kiệm tài nguyên, tạo môi trường sống tốt cho con người. Tại châu Á, công trình xanh đã được áp dụng từ lâu với những dự án tiêu biểu như Toà nhà Zero Carbon tại Hồng Kông, Trường Đại học Nanyang ở Singaporehay, khách sạn JW Mariott Dongdaemun ở Seoul, Hàn Quốc...
Còn tại Việt Nam, xu hướng này cũng đang dần được phổ biến rộng rãi tuy nhiên số lượng công trình đáp ứng được những tiêu chí xanh thực thụ chưa nhiều. Chính vì thế, trong thời gian gần đây vấn đề này đang rất được quan tâm và đẩy mạnh. 
Tầm quan trọng của vật liệu xanh trong xu hướng kiến trúc hiện đại ảnh 1

Việt Nam là một trong những nước đang phải đối mặt với những thách thức lớn nhất về sự xuống cấp của môi trường sống trước sự biến đổi khí hậu của trái đất.

Do vậy, việc xây dựng công trình xanh thân thiện với môi trường bằng việc sử dụng vật liệu xanh, tận dụng nguồn tài nguyên, tiết kiệm năng lượng để không làm tổn hại đến cuộc sống các thế hệ sau chính là mục tiêu lớn mà ngành Kiến trúc Việt Nam đang hướng tới.

Để trao đổi cụ thể hơn về xu hướng, thực trạng và giải pháp phát triển công trình xanh, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam, ngày 11/8/2018, Bộ Xây dựng và Eurowindow phối hợp tổ chức hội thảo “Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam”. 
Chương trình có sự tham gia của ông Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ xây dựng, Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ VLXD, ông Đỗ Thanh Tùng – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, ông Nguyễn Cảnh Hồng - Tổng Giám đốc Eurowindow, Ông Gustav Neupert – Giám đốc Marketing hãng Profile uPVC Koemmerling (CHLB Đức), đại diện hãng Sơn Jotun của Na – Uy.

Thông tin chi tiết về hội thảo

Liên hệ: 0909 888 000

Hoặc đăng ký tham dự Hội thảo tại đây:  https://goo.gl/forms/3o3YHHa8jRNzjVBo1

Tin bài liên quan