Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Bán hàng khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc và Kênh khu vực APJeC, Zebra Technologies.

Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Bán hàng khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc và Kênh khu vực APJeC, Zebra Technologies.

Chuyển đổi số và tương lai của ngành sản xuất

0:00 / 0:00
0:00
Ông Christanto Suryadarma, Phó chủ tịch phụ trách Bán hàng khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc và Kênh khu vực APJeC, Zebra Technologies đã có những chia sẻ về chuyển đổi số trong sản xuất.

Chuyển đổi số đã đổi mới toàn bộ chuỗi giá trị, từ kho bãi, phân phối đến các mô hình marketing. Nó cũng thay đổi căn bản cách doanh nghiệp liên hệ với người tiêu dùng, những người ngày càng có hiểu biết với yêu cầu không ngừng tăng, thiết lập tiêu chuẩn mới về mối quan hệ qua lại giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

Ông Christanto Suryadarma, Phó chủ tịch phụ trách Bán hàng khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc và Kênh khu vực APJeC, Zebra Technologies đã có những chia sẻ về chuyển đổi số trong sản xuất.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) sẽ thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp, nơi máy móc thông minh và quy trình công việc thời gian thực đã được tích hợp để định nghĩa lại hoàn toàn hoạt động sản xuất.

Mức độ kết nối của các nhà máy ngày nay là điều trước đây không ai có thể hình dung. Mặc dù con người vẫn là yếu tố cần thiết để tối ưu hóa quy trình, nhưng chỉ trong hơn một thế kỷ, các hệ thống sản xuất đã phát triển từ mô hình hoàn toàn thủ công lên mô hình được quản lý bởi siêu kết nối, tự động hóa tiên tiến và dữ liệu lớn.

Quá trình hiện đại hóa này đã sửa đổi các thông lệ thương mại để đáp ứng kỳ vọng của một xã hội ưu tiên hiệu quả, tốc độ và khả năng tùy chỉnh, mở ra một chương mới trong lịch sử sản xuất và thương mại trên toàn cầu.

Dự kiến Việt Nam sẽ phải đối mặt với cả cơ hội và thách thức xuất phát từ cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực lạc hậu là những thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Ý kiến chung cho rằng Việt Nam phải nâng cấp trình độ công nghệ trong các ngành nghề này để tăng năng suất và duy trì khả năng cạnh tranh với các nước láng giềng và khám phá những lợi ích và tiềm năng của CMCN 4.0.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam mới đây cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0 đến năm 2030 để thực hiện các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó đưa ra các chính sách để Việt Nam tích cực tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Với kịch bản này, lĩnh vực sản xuất cần phải liên tục phát triển để duy trì vai trò quan trọng của mình.

Các doanh nghiệp đang tập trung vào việc đào tạo đội ngũ và áp dụng các công nghệ mới để có thể hiểu rõ về người tiêu dùng và cung cấp mức độ cá nhân hóa cao hơn. Tương tự, khả năng quản lý, phân tích khối lượng dữ liệu lớn là một thách thức đáng kể nhưng là yếu tố trọng yếu để đảm bảo hiệu quả sản xuất và khả năng liên tục đáp ứng nhu cầu.

Ứng dụng công nghệ giám sát bằng hình ảnh (machine vision) trong môi trường sản xuất.

Ứng dụng công nghệ giám sát bằng hình ảnh (machine vision) trong môi trường sản xuất.

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng là một yếu tố quan trọng nhằm giảm thiểu các rủi ro vận hành và đảm bảo tính an toàn cho người tiêu dùng. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp đang tiến hành một cuộc chuyển đổi căn bản trong cách quản lý hoạt động, tài nguyên nhân lực và thích ứng với sự biến động của thị trường.

Trong quá trình này, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến đóng vai trò quan trọng, cung cấp cho doanh nghiệp những hiểu biết thấu đáo theo gian thực, có giá trị cải thiện đáng kể quá trình ra quyết định.

Các giải pháp này cho phép quản lý hiệu quả hơn và giúp người lao động không còn phải thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại mà tập trung vào các hoạt động có tính chiến lược cao hơn, góp phần nâng cao sức khỏe của họ và chất lượng của các quy trình sản xuất.

Trong môi trường này, sự cân bằng giữa đổi mới sáng tạo công nghệ và phát triển con người trở thành nền tảng để xây dựng một tương lai chắc chắn và bền vững cho doanh nghiệp.

Theo Nghiên cứu về tầm nhìn ngành quản lý kho hàng của Zebra, các doanh nghiệp đang tập trung triển khai các giải pháp quản lý khối lượng công việc khi nhân viên phấn đấu đạt các mục tiêu năng suất.

78% các nhà lãnh đạo có trách nhiệm ra quyết định tham gia khảo sát đồng ý rằng cần gấp rút xử lý các lỗ hổng trong các thỏa thuận về cấp độ dịch vụ. Tương tự, khi khách hàng nâng cao kỳ vọng và các quy định pháp luật yêu cầu nghiêm ngặt hơn, ngày càng khó để thực hiện các đơn đặt hàng một cách hoàn hảo.

Do đó, trong 5 năm tới, hầu hết các nhà lãnh đạo đều có kế hoạch triển khai các thiết bị đầu đọc nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) loại cố định, thụ động hoặc di động cũng như các máy quét mã vạch công nghiệp cố định cho phép truy vết tốt hơn nguồn gốc tài sản, công nhân và hàng hóa.

Tương tự, 64% các nhà lãnh đạo tham gia khảo sát có ý định cài đặt các giải pháp giám sát bằng hình ảnh trong các hoạt động sản xuất của họp để dễ dàng xác định lỗi và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng được yêu cầu và được đề xuất.

Chuyển đổi sản xuất đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, quá trình số hóa không chỉ đơn giản là triển khai các công nghệ mới mà đó còn là hiểu rõ về động lực của từng ngành nghề. Sự hiểu biết toàn diện này là điểm khác biệt cuối cùng của những ai có tiềm năng phát triển dài hạn, đánh dấu một hành trình chuyển đổi dựa trên cả tầm nhìn và đổi mới sáng tạo.

Tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chúng ta đang chứng kiến các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) chuyển đổi và nâng cao hiệu suất trong nhiều lĩnh vực.

Tiến bộ công nghệ này cho phép chúng ta thực hiện những thay đổi căn bản, giúp tạo nên cho mình một tương lai thịnh vượng và bền vững hơn. Chúng ta có thể xây dựng lại mô hình của quy trình và cả của cuộc đời, đón nhận thay đổi để tạo ra một tương lai trong đó đổi mới đồng nghĩa với tiến bộ chung.

Thông tin chi tiết: https://www.zebra.com/us/en/solutions/industry/manufacturing.html

Tin bài liên quan