Mô hình doanh nghiệp vận hành linh hoạt đang là xu hướng trên toàn cầu
Khi nhắc đến chuyển đổi số, người ta thường dành hoàn toàn sự chú ý đến phần “số” mà bỏ qua phần “chuyển đổi”. Họ nghĩ chỉ cần mua và áp dụng công nghệ là năng suất của doanh nghiệp sẽ cải thiện ngay lập tức. Nhưng điều đó liệu có phải?
Chuyển đổi số bắt đầu từ công nghệ số
Có nhiều định nghĩa và cách hiểu về chuyển đổi số. Theo Gartner, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.
Theo quan điểm FSI – Công ty số hóa, chuyển đổi số với hơn 13 năm kinh nghiệm thì: Chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), điện toán đám mây (Cloud)…thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty…
Nhìn chung, các định nghĩa chuyển đổi số đều đề cập đến việc ứng dụng các công nghệ vào giải quyết các hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành quản lý của doanh nghiệp. Có lẽ chính bởi điều này, nhiều doanh nghiệp coi công nghệ như một yếu tố quan trọng và khi nghĩ đến chuyển đổi số, các doanh nghiệp nghĩ “đầu tư càng nhiều cho công nghệ, thì chuyển đổi số càng nhanh thành công”.
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Hùng Sơn – Tổng giám đốc FSI, Chuyển đổi số không phải đơn giản là về những công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng để hoàn thành công việc, nó nói đến quá trình sử dụng công nghệ để tạo ra hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh và sự thay đổi của thị trường. Và ở đây, không phải bạn đầu tư bao nhiêu mà là cách thức bạn lựa chọn đầu tư như thế nào.
Chuyển đổi số nhanh hơn nhờ chọn lựa đúng nền tảng số
Có ba cấp độ của chuyển đổi số gồm: Số hóa dữ liệu - Sáng tạo phương thức hoạt động mới dựa trên công nghệ số - Chuyển đổi sang phương thức hoạt động mới dựa trên công nghệ số.
Ở cấp độ đầu tiên “Số hóa dữ liệu” là việc thu thập dữ liệu số để tạo lập cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp. Ở cấp độ này mọi tài liệu của doanh nghiệp tồn tại ở hình thái vật lý đều được mã hóa thành thông tin điện tử và lưu trữ trên môi trường online. Nhờ số hóa, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian nhập liệu, tìm kiếm, chi phí in ấn, không gian lưu trữ và hạn chế tối đa tình trạng thất lạc, đánh mất dữ liệu.
Hệ thống số hóa thông minh D-IONE giúp doanh nghiệp tạo lập dữ liệu số bảo mật - chính xác |
Ở cấp độ tiếp theo sáng tạo phương thức hoạt động mới dựa trên công nghệ số. Các doanh nghiệp đã hoàn thiện số hóa dữ liệu sẽ bắt đầu liên kết các hệ thống dữ liệu, số hóa quy trình, tự động hóa doanh nghiệp. Quá trình này, cần sự tham gia nhiều của công nghệ số.
Tại Việt Nam, hiện có nhiều giải pháp, công nghệ phục vụ chuyển đổi số. Trong đó, lợi thế của các nền tảng Việt Nam là khả năng đáp ứng nhanh, cùng với sự thấu hiểu văn hóa, nhu cầu của người Việt nên các giải pháp chuyên sâu, đi vào thị trường ngách chỉ có giải pháp Việt Nam mới có, và đặc biệt chi phí tối ưu hơn.
Tiêu biểu như Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp L-IONE, một giải pháp Make in Việt Nam đã được Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu gần đây. L-IONE dựa trên các dữ liệu số đầu vào để thiết lập các quy trình làm việc tự động. Các dữ liệu, quy trình được quản lý đồng bộ trên cùng một hệ thống giúp mỗi cá nhân trong tổ chức thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong bức tranh tổng thể và từ đó chủ động hoàn thành công việc. Đồng thời, công cụ giúp doanh nghiệp vận hành tự động không giới hạn không gian và thời gian từ đó tối ưu hiệu suất quản lý và hiệu quả công việc.
Và ở cấp độ cao nhất, chuyển đổi sang phương thức hoạt động mới dựa trên công nghệ đòi hỏi nhiều nỗ lực của chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện hệ thống dữ liệu, nền tảng số của mình, áp dụng công nghệ số để tạo ra sản phẩm mới, giá trị mới cho doanh nghiệp và từ đó có thể một phương thức làm việc mới, một mô hình kinh doanh mới sẽ ra đời.
Tạm kết
Chuyển đổi số không phải là một cuộc đua công nghệ, nhưng không thể phủ nhận, công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng với công cuộc chuyển đổi. Doanh nghiệp nên có “người đồng hành” đáng tin cậy, để rút ngắn thời gian, chi phí, giảm thiểu các sai lầm không đáng trong quá trình chuyển đổi.