Tập đoàn BRG, Ngân hàng SeABank và Công ty Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội ủng hộ TP. Hà Nội trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 trị giá 50 tỷ đồng

Tập đoàn BRG, Ngân hàng SeABank và Công ty Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội ủng hộ TP. Hà Nội trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 trị giá 50 tỷ đồng

Chuyện công dân - doanh nghiệp Việt

0:00 / 0:00
0:00
Khi mối quan tâm của xã hội và chính các doanh nghiệp, doanh nhân đã mang lại gì cho cộng đồng, câu chuyện kinh doanh của doanh nghiệp Việt đã thay đổi lớn. Hình ảnh công dân - doanh nghiệp bắt đầu định hình.

Khi kinh doanh là để phụng sự

Sự có mặt của những tên tuổi như như Vingroup, SunGroup, Tập đoàn BRG… trong các hoạt động vì cộng đồng nhiều năm qua hay trong giai đoạn dịch bệnh đã trở thành điều hiển nhiên. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp trong Quỹ Vắc-xin phòng chống Covid-19 ngay khi Chính phủ công bố cũng vậy, là điều ai cũng nghĩ tới.

Sự hiển nhiên này được xác lập bởi nhiều yếu tố.

Một là, đây là các doanh nghiệp quy mô hàng đầu Việt Nam, được gọi là những “sếu đầu đàn” trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vốn đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hai là, các thương hiệu Việt này không chỉ có độ phủ lớn trong nước, mà đang vươn nhanh, vươn mạnh ra khu vực và thế giới, đang ghi nhiều dấu ấn của Việt Nam.

Trong đại dịch Covid-19, tinh thần “gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh” cùng triết lý “được chia sẻ là hạnh phúc” đã trở thành kim chỉ nam đối với những doanh nghiệp như Tập đoàn BRG, Vingroup…, qua đó gắn kết và dẫn hướng trong mọi hoạt động, từ hoạt động kinh doanh đến các hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội. Khi đó, những doanh nghiệp phụng sự hình thành.

Ba là, những người đứng đầu các tập đoàn, doanh nghiệp lớn này đang là mạnh thường quân của những hoạt động vì sự phát triển của đất nước, của cộng đồng xã hội, cộng đồng doanh nghiệp.

Tất nhiên, không phải doanh nghiệp nào muốn cũng có thể thực hiện hết tâm nguyện của mình. Chuyên gia kinh tế, GS. Võ Tòng Xuân đã từng chia sẻ thẳng thắn khi nhìn vào những con số khổng lồ ngày càng tăng lên của

Quỹ Vắc-xin phòng chống Covid-19 rằng, khi đại dịch ập đến, từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn đều gặp khó khăn, nên việc bỏ ra cả chục, cả trăm tỷ đồng, thậm chí vài ngàn tỷ đồng của các doanh nghiệp này là quá lớn.

Có thể nhìn thấy những điều đó trong câu chuyện vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup với Quỹ VinFuture và tầm nhìn tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người bằng việc tôn vinh những nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ mang tính đột phá.

Hay câu chuyện của bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG với nỗ lực duy trì bằng được Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) 2020, trong vai trò Chủ tịch ABA 2020.

Khi đó, bà Nga đã nói, là người trong cuộc của những đợt thăng trầm của kinh tế thế giới, kinh tế khu vực và kinh tế Việt Nam, bà hiểu những khó khăn trong mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, nên cũng chia sẻ mong muốn được ghi nhận, chung vui của cộng đồng kinh doanh cho những nỗ lực, những thành công trên thương trường.

“Điều quan trọng hơn là, những con người thật, những câu chuyện kinh doanh có thật, đủ sắc thái sẽ truyền cảm hứng cho cộng đồng, cho các thế hệ doanh nhân, để các doanh nghiệp thêm dũng cảm đi đầu trong khó khăn, biến nguy thành cơ, đảm bảo sự phát triển cho doanh nghiệp”, bà Nga phát biểu khi khởi động Giải thưởng ABA 2020 trong sự lo lắng của nhiều người.

Giải thưởng đã thành công ở góc độ tôn vinh những doanh nhân xuất sắc nhất, không chỉ thể hiện bản lĩnh, tinh thần kiên cường, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, ổn định cuộc sống, tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp, mà còn là những người tiên phong đóng góp cho công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 trong khu vực, góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và sự bình yên cho cả khu vực.

Chuỗi “Siêu thị mini 0 đồng” với sự đồng hành của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đã hỗ trợ, xoa dịu phần nào nỗi lo của rất nhiều lao động mất việc làm và gia đình nghèo giữa đại dịch Ảnh: Lê Toàn
Chuỗi “Siêu thị mini 0 đồng” với sự đồng hành của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đã hỗ trợ, xoa dịu phần nào nỗi lo của rất nhiều lao động mất việc làm và gia đình nghèo giữa đại dịch Ảnh: Lê Toàn

“Được chia sẻ là hạnh phúc” không chỉ là triết lý

Mới đây, trong cuộc họp báo công bố Giải golf từ thiện Vì trẻ em Việt Nam - Swing for the Kids 2022, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư đã chia sẻ: “Khi đất nước đang trở về trạng thái bình thường, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần hồi phục, các doanh nghiệp đang phải tăng cường các hoạt động để thu hút thêm nhiều khách tới, thế mà đơn vị đồng tổ chức Giải là Tập đoàn BRG vẫn sẵn sàng đóng cửa 2 sân golf trong ngày đông khách nhất của mình, để Giải golf từ thiện tổ chức, vì mục tiêu cao cả của chính sự kiện từ thiện này”.

Tinh thần “gắn kinh doanh với trách nhiệm xã hội” của những doanh nghiệp như Tập đoàn BRG, Vingroup… thực sự đang tạo nên nhiều cảm xúc.

Dịch bệnh kéo dài, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt, những doanh nghiệp đa ngành với mảng kinh doanh cốt lõi trong các lĩnh vực như khách sạn - du lịch, golf hay bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề.

Nhưng đó không phải là lý do hay rào cản của các kế hoạch vì cộng đồng. Thậm chí, chính trong giai đoạn khó khăn, lúc cả doanh nghiệp và người lao động đồng lòng “thắt lưng buộc bụng”, các hoạt động hỗ trợ, chung tay cùng Chính phủ, người dân vượt qua dịch bệnh luôn kín lịch.

Tính từ đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát cho đến nay, Quỹ An sinh Sức sống mới của BRG và SeABank đã tài trợ tổng cộng hơn 200 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và an sinh xã hội trên khắp cả nước.

Tập đoàn BRG không chỉ làm một mình, mà thông qua nhiều hình thức khác nhau, như đóng góp vào các quỹ thông qua các tổ chức Trung ương và địa phương, ủng hộ trực tiếp người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Nhiều trang thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại nhất, các loại khẩu trang kháng khuẩn tốt nhất, lượng lớn nhu yếu phẩm đã đến được với các cơ sở y tế và người dân tại nhiều tỉnh, thành phố khắp cả nước ngay trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng nhất.

Giống như Tập đoàn BRG, Vingroup với tinh thần dân tộc trên hết cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong các hoạt động tài trợ chống Covid-19 tại Việt Nam. Trong hơn 2 năm qua, Vingroup đã tài trợ cho các hoạt động phòng, chống Covid-19 như nghiên cứu, sản xuất và tài trợ máy thở, trao tặng các bộ kit test, vắc-xin; nghiên cứu sản xuất vắc-xin phòng Covid-19… với tổng trị giá nhiều tỷ đồng.

Sun Group với “triết lý về lòng yêu nước” cũng là một “chiến binh” tích cực trong cuộc chiến chống dịch trên nhiều mặt trận, từ việc ủng hộ tiền mặt cho Quỹ Vắc-xin của Chính phủ và các địa phương, đến xây các bệnh viện dã chiến và các Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU), hỗ trợ các trang thiết bị y tế chống dịch cho các bệnh viện ở nhiều tỉnh, thành phố…

Có thể nói, trong đại dịch Covid-19, tinh thần “gắn trách nhiệm xã hội trong kinh doanh” cùng triết lý “được chia sẻ là hạnh phúc” đã trở thành kim chỉ nam đối với những doanh nghiệp như Tập đoàn BRG, Vingroup…, qua đó gắn kết và dẫn hướng trong mọi hoạt động, từ hoạt động kinh doanh đến các hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội. Khi đó, những doanh nghiệp phụng sự hình thành.

Đánh giá cao tinh thần dân tộc và những hành động thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng, chuyên gia kinh tế - tài chính Bùi Kiến Thành nhận xét: “Trong đại dịch Covid-19 diễn ra từ đầu năm 2020, những doanh nghiệp lớn đã tiên phong trong việc chung tay góp sức cùng Chính phủ để cung cấp nhiều thiết bị vật tư y tế cho cả nước, rồi lắp ráp cả bệnh viện dã chiến... Đó là hành động xả thân vì đất nước, không còn là câu chuyện đóng góp, hỗ trợ nữa”.

Tin bài liên quan