44 đối tác, bao gồm 5 tổ chức toàn cầu, 3 cơ quan chính phủ, 28 doanh nghiệp, 8 trường học và cộng đồng đã chung tay với SCG để tạo nên các mô hình tuân theo các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giải quyết các vấn đề lãng phí trong toàn dây chuyền hoạt động.
SCG đã ứng dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn và hiện thực hoá “Mô hình tuần hoàn SCG” (SCG Circular Way) bằng cách cam kết tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ và phục hồi.
Ngoài ra, SCG cũng tập trung giảm thiểu việc phát sinh chất thải, tái chế chất thải hiệu quả thông qua các chiến lược: giảm sử dụng vật liệu và tăng độ bền vật liệu, nâng cấp và thay thế, đổi mới công nghệ và tái sử dụng và tái chế.
Ở cấp độ toàn cầu, SCG đã hợp tác với mạng lưới toàn cầu của Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới vì sự phát triển bền vững (WBCSD), Liên hợp quốc và Phòng Thương mại Thái Lan để thực hiện các hoạt động kinh doanh bền vững.
Ở cấp độ ngành, SCG đã có hợp tác ở quy mô toàn cầu giữa ngành vật liệu xây dựng SCG với Hiệp hội Xi măng và bê tông toàn cầu để giảm thiểu tác động do hoạt động sản xuất xi măng và thúc đẩy sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.
Trong ngành bao bì, SCG đã hợp tác toàn cầu với Tổ chức Kinh tế tuần hoàn cho bao bì linh hoạt để định hướng cho dòng sản phẩm bao bì này cũng như phát triển bao bì thân thiện với môi trường.
Tập đoàn cũng cộng tác với các doanh nghiệp khác để tái chế các hộp đựng và giấy đã qua sử dụng trong một số lĩnh vực như bán lẻ hiện đại, bao gồm các đối tác lớn như Tesco Lotus, CP All, MAKRO, CPN, Family Mart, Villa Market, Super Cheap, CJ Express và AEON (Thái Lan);
Ngành dịch vụ logistic như DHL, Lazada Express; ngành tài chính ngân hàng như KBANK; ngành hàng tiêu dùng như Thai Beverage, CP Business Group, ngành kinh doanh bất động sản như Sansiri, và quản lý kho tài liệu với Iron Mountain.
Trong ngành hóa dầu, SCG đã xây dựng chuỗi hợp tác với các doanh nghiệp tại Thái Lan và quốc tế. Điển hình là việc hợp tác với Quỹ Bill & Melinda Gates để sáng chế nhà vệ sinh thế hệ mới, cho phép tái sử dụng chất thải để cải tạo đất;
Phối hợp cùng IKEA thành lập trung tâm tái chế để khuyến khích các hành vi tái chế; hay cùng Starboard phát triển vật liệu thân thiện với môi trường là đầu vào cho dây chuyền sản xuất các sản phẩm của Starboard; cùng Tập đoàn Dow Thái Lan phát triển dự án “đường nhựa tái chế” bằng cách sử dụng nhựa thải thay thế nhựa đường.
SCG đã nỗ lực hiện thực hoá các sáng kiến thành các dự án thực tế với Công ty TNHH Amata Corporation Public, Công ty TNHH SC Asset Public và Công ty TNHH CP All Public. Tập đoàn cũng hợp tác với Công ty TNHH Bangchak Corporation để phát triển bao bì Greenovative Lube, trong đó sử dụng phương pháp biến đổi các thùng chứa dầu nhờn đã qua sử dụng thành hạt nhựa tái chế.
Về chất thải công nghiệp, SCG đã hợp tác với Cơ quan Quản lý bất động sản công nghiệp Thái Lan để loại bỏ chất thải công nghiệp ở Maptaphut, tỉnh Rayong.
Để xử lý chất thải đại dương, SCG đã hợp tác toàn cầu cùng Liên minh Loại bỏ rác thải nhựa (Alliance to End Plastic Waste – AEPW) trong dự án làm sạch biển. SCG là một trong 35 thành viên sáng lập cùng với các tổ chức toàn cầu nhằm giảm thiểu và quản lý các vấn đề chất thải, đặc biệt là các rác thải nhựa trong đại dương.
Ngoài ra, SCG cũng phối hợp với Cơ quan Tài nguyên biển và ven biển cùng các làng chài quy mô nhỏ xây dựng dự án “Nhà cho cá từ nhựa tái chế – Recycled Fish Home”, biến rác thải nhựa thành nơi ở cho cá và thực hiện nhiều dự án cộng đồng khác tại địa phương để chia sẻ kiến thức và thúc đẩy việc phân loại chất thải và quản lý chất thải hiệu quả.
SCG đặt mục tiêu trở thành động lực tạo ra các mạng lưới hợp tác và xúc tiến áp dụng mô hình phát triển bền vững ở tất cả các cấp độ, cũng như đẩy nhanh áp dụng nền kinh tế tuần hoàn trong những năm tới.
Những nỗ lực bền bỉ này sẽ thúc đẩy Thái Lan và các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới.