Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Niềm vui trở lại

(ĐTCK) VN-Index lên trên 985 điểm; Tín dụng bất động sản đã tăng đến mức cảnh báo; Kỳ vọng vốn ngoại tích cực vào cuối năm; Thêm nhân tố mới trên sàn phái sinh; Cơ hội với cổ phiếu ngành khai thác đá; Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông chưa dừng đà giảm; 'Mánh khóe' của doanh nghiệp Trung Quốc nhằm tránh thuế của Mỹ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index  tăng mạnh

VN-Index mở cửa trong sắc đỏ khi lệnh bán sớm được đưa vào. Tuy nhiên, lực cầu mạnh xuất hiện ngay sau đó kéo VN-Index đi lên, và cuối phiên, sức cầu càng cải thiện, giúp VN-Index tiến thẳng lên mốc 980 điểm.

Trong phiên chiều, sự tích cực tiếp tục được duy trì, sức cầu lan sang nhiều nhóm cổ phiếu khác.  Sắc xanh theo đó càng mở rộng, VN-Index vững vàng vượt tiếp qua mốc 985 điểm.

Các mã tác động tích cực nhất đến VN-Index là VIC (+1,9% lên 101.200 đồng), VNM (+3,4% lên 132.000 đồng), BID (+3,8% lên 35.300 đồng), GAS (+2,7% lên 103.500 đồng), VCB (+1,6% lên 63.000 đồng), MSN (+1,1% lên 92.500 đồng), MWG (+2,6% lên 120.500 đồng), CTG (+2,9% lên 26.950 đồng)...

Một trong những điểm nhấn là giao dịch đột biến của khối ngoại với mức mua ròng gần 500 tỷ đồng - phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp và cũng là phiên mua ròng mạnh nhất trong nhiều tháng qua.

Hàng loạt mã midcap và penny cùng tăng trần như TCM, TCH, YMB, HAG, VOS, KSH, BCG, VHG, ATG, HDG, QBS, JVC...

Các mã như FLC, STB, HNG, IDI, GTN, QCG, DIG... cũng đều tăng mạnh, thanh khoản cao từ 1-6 triệu đơn vị. Ngược lại, u OGC có phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp về 2.760 đồng.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 7,86 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 489,21 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 1,66 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 14,33 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 732.406 đơn vị, giá trị mua ròng 16,67 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 11/9: VN-Index tăng 14,72 điểm (+1,52%), lên 985,06 điểm; HNX-Index tăng 0,74 điểm (+0,66%), lên 111,43 điểm; UPCoM-Index tăng 0,4 điểm (+0,81%), lên 51,45 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 5.632 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ chủ yếu giằng co nhẹ trong phiên đầu tuần mới và đóng cửa trái chiều.

Trong đó, chỉ số Dow Jones tiếp tục giảm nhẹ do ảnh hưởng từ một số cổ phiếu lớn như Travellers do ảnh hưởng của cơn bão lớn sắp đổ bộ, hay cổ phiếu UnitedHealth sau khi bị Citigroup hạ mức đánh giá.

Trong khi đó, dù chịu áp lực từ đà giảm của Apple, nhưng S&P 500 và Nasdaq vẫn đảo chiều hồi phục chấm dứt chuỗi giảm 4 ngày.

Về các thông tin đáng chú ý, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn đánh thuế lên gần như toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và Trung Quốc thề sẽ đáp trả nếu Mỹ áp dụng chương trình thuế này.

Thông tin này cũng có tác động không nhỏ lên tâm lý các nhà đầu tư và giới đầu tư thận trọng để chờ quyết định chính thức từ chính quyền Tổng thống Trump.

Còn trong nội bộ kinh tế Mỹ, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ có kế hoạch công bố cắt giảm thuế trong tuần này, nhằm tăng cường chương trình cải cách thuế năm 2017 của ông Trump đã thêm 1.500 tỷ USD vào thâm hụt liên bang thông qua cắt giảm thuế vĩnh viễn cho các công ty Mỹ.

Kết thúc phiên 10/9, chỉ số Dow Jones giảm 59,47 điểm (-0,23%), xuống 25.857,07 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,45 điểm (+0,19%), lên 2.877,13 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 21,62 điểm (+0,27%), lên 7.924,16 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản có phiên tăng tốt nhất trong bốn tuần qua, nhờ đà tăng của nhóm cổ phiếu xuất khẩu do đồng yên suy yếu so với đồng USD.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 1,3% lên 22.664,69 điểm, mức tăng hàng ngày cao nhất kể từ ngày 14/8.

Topix tăng 0,67% lên 1.698,91 điểm, trong đó, 33 chỉ số phụ thì 27 chỉ số đóng cửa tăng.

Yutaka Miura, chuyên gia phân tích kỹ thuật của Mizuho Securities cho biết: “Sự mất giá của đồng yên so với đồng USD là động lực chính của thị trường hôm nay, với sự hỗ trợ của S&P 500 và Nasdaq phiên đêm qua tại Mỹ”.

Qua đó, nhóm cổ phiếu xuất khẩu được hưởng lợi với Toyota Motor Corp tăng 1,6%, Panasonic tăng 0,79%, Tokyo Electron tăng 1,15%, Bridgestone tăng 0,43%.

Nhóm cổ phiếu công nghệ cũng đi lên lên khi các cổ phiếu cùng ngành trên phố Wall phục hồi.

Theo đó, Advantest tăng 2,51%, SUMCO Corp tăng 2,29% và Screen Holdings tăng 2,54%, Kyocera tăng 2,34%.

Kaga Electronics Co tăng 5,41% sau khi thông báo sẽ mua bộ phận Fujitsu Electronics từ Fujitsu Semiconductor với giá 20,54 tỷ yên (184 triệu USD).

Samco Inc, một nhà sản xuất thiết bị được sử dụng để sản xuất linh kiện điện tử, tăng 5,17% sau khi báo cáo doanh số bán hàng từ đầu năm tính đến tháng 7/2018 tăng 74,9% so với cùng kỳ lên 5,47 tỷ yên.

Suminoe Textile tăng 5,45% sau khi cho biết họ sẽ mua lại 500.000 cổ phiếu quỹ, tương đương 6,6% cổ phiếu lưu hành.

Nhóm cổ phiếu khác đáng chú ý có Lawson Inc, giảm 0,3% sau khi doanh số bán hàng giảm 0,2% trong tháng 8 vừa qua so với cùng kỳ năm trước.

Ngược lại, Seven & i Holdings Co và FamilyMart UNY Holdings Co đã tăng lần lượt 1,47% và 3,78%.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lùi bước, và đóng cửa ở mức thấp nhất trong 31 tháng qua, khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước 'đám mây đen' chiến tranh thương mại.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,2% xuống 2.669,48 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 28/1/2016. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,18% xuống 3.224,21 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 0,59%, ngành tiêu dùng giảm 0,51%, bất động sản giảm 0,92% và y tế tăng 0,55%.

Một số nhà cung cấp linh kiện lớn cho Apple tiếp nối chuỗi ngày mất điểm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tweet rằng, Apple nên đặt nhà máy sản xuất tại Mỹ nếu muốn tránh thuế nhập khẩu của Trung Quốc.

Theo đó, Shenzhen Sunway Communication Co Ltd giảm 2,1%, Suzhou Dongshan Precision Manufacturing Co Ltd giảm 3,6%, nhưng Luxshare Precision Co Ltd tăng 0,9% sau khi sụt giảm 10% vào hôm qua.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay có Jiangsu New Energy Development Ltd tăng 10%; SEC Electric Machinery Co Ltd tăng 10% và Truyền thông ZhongTongGuoMai tăng 10%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có Nanjing Central Emporium Group Stocks Co Ltd,giảm 10,08%; Maanshan Iron & Steel Co Ltd giảm 10,05% và Shandong Hualu Hengsheng Chemical Co Ltd giảm 10,01%.

Chứng khoán Hồng Kông suy giảm, và rơi xuống mức thấp nhất trong gần 14 tháng qua.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,72% xuống 26.422,55 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 14/7/2017. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,96% xuống 10.333,16 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,5%, ngành CNTT giảm 1,46%. tài chính giảm 0,64% và bất động sản tăng 0,15%.

Cổ phiếu của Tencent giảm 1,8%, chạm mức thấp nhất kể từ ngày 31/7/2017, sau cho biết một trò chơi phổ biến đã bị đóng cửa tại thị trường Đại lục do những quy định khắt khe của chính phủ.

China Huarong Asset Management Co Ltd giảm 2,1% xuống mức thấp nhất kể từ khi niêm yết vào tháng 10/2015 sau khi quyết định rút đơn xin chào bán cổ phiếu A.

Cổ phiếu tăng điểm cao nhất là Link Real Estate Investment Trust tăng 2,34%, trong khi thua cuộc nhất là Galaxy Entertainment Group Ltd giảm 5,69%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất gồm CNOOC Ltd tăng 1,9%; China Galaxy Securities Co Ltd tăng 1,14% và CITIC Ltd tăng 0,91%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất có  Xi măng An Huy Conch Co Ltd giảm 3,91%, Air China Ltd giảm 3,6% và Guangzhou Automobile Group Co Ltd giảm 3,4%

Kết thúc phiên 11/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 291,60 điểm (+1,30%), lên 22.664,69 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 190,87 điểm (-0,72%), xuống 26.422,55 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 4,68 điểm (-0,18%), xuống 2.664,80 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.325 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,53 - 36,72 triệu đồng/lượng, tăng 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.703 đồng/USD, tăng 9 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.245 - 23.325 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tín dụng bất động sản đã tăng đến mức cảnh báo

Tuy vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng theo giới phân tích kinh tế - tài chính, đã đến lúc tín dụng bất động sản cần được kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh rủi ro nợ xấu tái tăng..>> Chi tiết

Kỳ vọng vốn ngoại tích cực vào cuối năm

Sau diễn biến khá tích cực trong tháng 8, bước sang tháng 9, chỉ số VN-Index đã đảo chiều, thanh khoản có phần sụt giảm. Thực tế, rất khó để thị trường chứng khoán có thể tăng trưởng bền vững nếu không có sự đột biến về dòng tiền..>> Chi tiết

Thêm nhân tố mới trên sàn phái sinh

Trong những tháng cuối năm, dự kiến, thị trường chứng khoán phái sinh sẽ đón thêm một số thành viên giao dịch mới..>> Chi tiết

Cơ hội với cổ phiếu ngành khai thác đá

Sử dụng công cụ mua bán - sáp nhập (M&A) để sở hữu các mỏ đá có trữ lượng lớn, thời hạn khai thác dài đang được các doanh nghiệp lớn trong ngành tích cực thực hiện..>> Chi tiết

Doanh nghiệp bánh kẹo tranh thủ cơ hội mùa trung thu

Với màn biểu diễn không lấy làm tích cực nửa đầu năm 2018, các doanh nghiệp ngành bánh kẹo đang dốc sức vào mùa trung thu để tăng tốc hơn nữa..>> Chi tiết

'Mánh khóe' của doanh nghiệp Trung Quốc nhằm tránh thuế của Mỹ

Ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc áp dụng một "mánh khóe" mới nhằm tránh bị áp thuế nhập khẩu của Mỹ, đó là bỏ nhãn mác "Made in China" bằng cách chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, như Serbia, Mexico, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam..>> Chi tiết

Tin bài liên quan