Chứng khoán tuần mới: Sẽ có những phiên bulltrap

Chứng khoán tuần mới: Sẽ có những phiên bulltrap

(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng khiến thị trường tuần tới sẽ tiếp tục điều chỉnh. Tuy nhiên, đây là thời kỳ các công ty bắt đầu đưa ra kết quả kinh doanh quý III nên nhóm cổ phiếu có kỳ vọng về kết quả khả quan sẽ là điểm tựa cho thị trường giúp các chỉ số không giảm sâu.

Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

Trên sàn HOSE, với 5 phiên giảm điểm liên tiếp. Tính chung cả tuần VN-Index giảm 19,21 điểm, tương đương giảm 3,08%, chốt tuần ở mức 613,29 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 196,18 triệu đơn vị/phiên và tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 3.885,3 tỷ đồng, tăng 11,76% về lượng và 23,85% về giá trị so với tuần trước.

Giao dịch trên HOSE trong tuần qua

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

19/09

613,29

-2,51(-0,41%)

218.231.910

5.015.620

18/09

615,80

-9,86(-1,58%)

179.594.623

3.565.230

17/09

625,66

-2,00(-0,32%)

189.811.760

3.613.410

16/09

627,66

-2,68(-0,43%)

180.897.170

3.230.800

15/09

630,34

-2,16(-0,34%)

212.383.873

4.001.420

Tổng

980.919.336

19.426.480

Trong khi đó, trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có 3 phiên tăng điểm và 2 phiên giảm điểm. Kết thúc tuần, HNX-Index giảm 0,61 điểm, tương ứng giảm 0,64% đứng ở mức 88,89 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 112 triệu đơn vị/phiên và tổng giá trị đạt 1.626,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 20,4% về lượng và 30,3% về giá trị so với tuần trước.

Giao dịch trên HNX trong tuần qua

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

19/09

88,89

+0,81(+0,92%)

90.440.554

1.397.070

18/09

88,07

-2,08(-2,31%)

112.795.168

1.718.980

17/09

90,16

+0,00(+0,01%)

145.003.778

2.022.600

16/09

90,15

+0,74(+0,83%)

90.768.249

1.297.400

15/09

89,41

-0,08(-0,09%)

120.987.439

1.695.960

Tổng

-0,61(-0,64%)

559.995.188

8.132.010

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tuần qua chủ yếu bán ròng. Tính chung tuần qua, trên cả hai sàn, khối ngoại đã bán ròng 23,51 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 859,45 tỷ đồng, tăng 160,35% về lượng và 670,6% về giá trị so với tuần trước.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần

Ngày

Khối lượng

Giá trị (tr.đồng)

Mua

bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

19/9

83.883.120

89.108.583

-5.225.463

2.285.670

2.501.130

-215.460

18/9

9.540.656

9.849.035

-308.379

390.390

384.400

5.990

17/9

6.699.303

23.109.189

-16.409.886

268.810

651.010

-382.200

16/9

8.516.450

15.424.570

-6.908.120

307.690

609.850

-302.160

15/9

14.399.423

9.061.721

5.337.702

450.950

416.570

34.380

Tổng

123.038.952

146.553.098

-23.514.146

3.703.510

4.562.960

-859.450

Trong đó, khối này mua vào 41,17 triệu đơn vị, trị giá 1.557,17 tỷ đồng và bán ra 50,21 triệu đơn vị, trị giá 1.668,7 tỷ đồng.

Nhận định của công ty chứng khoán

Hai chỉ số sẽ không điều chỉnh sâu

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Tuần qua, thị trường giảm điểm trên cả hai sàn với tính thanh khoản tăng mạnh. Điểm nhấn của thị trường thuộc về nhóm dầu khí và chứng khoán. Dòng dầu khí sau khi có mức tăng tương đối tốt đầu tuần đã rơi mạnh vào hai phiên giữa tuần rồi hồi phục nhẹ ngay sau đó.

Tại thời điểm dòng dầu khí giảm sâu, các mã trong ngành chứng khoán đã có một phiên tăng điểm mạnh với hàng loạt các mã tăng trần vào ngày 17/9, tạo kì vọng sẽ trở thành dòng dẫn dắt cho thị trường trong các phiên tiếp theo. Tuy nhiên, áp lực chốt lời ngay ở phiên kế tiếp đã kéo các mã trong ngành này giảm sâu.

Xét về chỉ số ngành, ngành bảo hiểm có mức giảm sâu nhất (-12,38%) trong tuần, chủ yếu đến từ diễn biến giảm điểm của BVH. Trong khi đó, nhóm ngành thiết bị và dịch vụ y tế có mức tăng điểm tốt nhất thị trường (+6,71%).

Việc thị trường giảm điểm sâu với thanh khoản ở mức cao trong tuần vừa qua chủ yếu xuất phát từ hai yếu tố chính là nhu cầu chốt lời của các nhà đầu tư sau giai đoạn thị trường tăng điểm nóng và dòng dầu khí đang dần đánh mất vai trò dẫn dắt và hỗ trợ thị trường.

Bên cạnh đó, diễn biến giảm điểm mạnh của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, tiêu biểu có thể kể đến GAS, VCB và BVH cũng đã có tác động nhất định đến diễn biến chung của cả hai chỉ số. Khối ngoại có tuần bán ròng với giá trị đạt mức cao, tập trung ở 1 số mã như GMD, VIC, DPM.

Với việc lực cầu giá thấp vẫn luôn thường trực ở những phiên thị trường giảm điểm, chúng tôi không đánh giá cao kịch bản hai chỉ số sẽ có điều chỉnh sâu trong tuần tới. Các nhà đầu tư tiếp tục được khuyến nghị nắm giữ danh mục trung hạn với tỷ trọng hợp lý và có thể trải lệnh dần để gia tăng tỷ trọng cho danh mục ngắn hạn.

VN-Index về vùng 600, HNX-Index kiểm tra vùng 85-86

CTCK FPT (FPTS)

Sau một đợt tăng dài, hầu hết các cổ phiếu trên cả hai sàn đang bị chốt lời khá mạnh, hai chỉ số VN-Index, HNX-Index đều đang bị chi phối bởi mô hình Hai đỉnh ủng hộ cho xu thế giảm giá nên trong ngắn hạn nhiều khả năng VN-Index sẽ tiến về vùng 600 và HNX-Index sẽ quay trở lại kiểm tra vùng 85-86.

Ngoài ra, các thông tin vĩ mô tích cực cũng đã cạn kiệt. Do vậy đối với nhà đầu tư lướt sóng chưa nắm giữ cổ phiếu nên kiên nhẫn chờ thị trường giảm về sát vùng 595-600 để có thể xem xét giải ngân, đối với nhà đầu tư lướt

sóng đang nắm giữ cổ phiếu nên tranh thủ các phiên Bull trap để giảm bớt tỷ lệ nắm giữ. Nhà đầu tư dài hạn vẫn nên chờ đợi thị trường giảm về gần vùng 595-600 để mua được cổ phiếu cơ bản tốt với mức giá hợp lý.

Sẽ có những phiên bulltrap

CTCK MaritimBank (MSBS)

Thị trường đóng cửa giảm điểm phiên cuối tuần sau đợt ATC bùng nổ về thanh khoản trong ngày các quỹ ETF thực hiện đảo danh mục. Thị trường nhiều khả năng sẽ có một phiên tăng điểm trở lại vào thứ hai.

Các tín hiệu chỉ báo kỹ thuật như RSI, MFI đang có xu hướng đi xuống cùng với đường MACD là tín hiệu cho thấy thị trường vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh.

Theo quan điểm của MSBS, thị trường tuần sau sẽ có những phiên bulltrap khi VN-index có thể hồi phục lại mốc 620 điểm – 625 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn không nên giải ngân trong giai đoạn hiện tại, chỉ nên quan tâm tới những cổ phiếu tốt cho tầm nhìn đầu tư 3 – 6 tháng.

Thị trường duy trì trạng thái cân bằng

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

Thị trường có phiên giao dịch rất được chờ đợi do đây là ngày cuối cùng các quỹ ETF phải hoàn tất việc cơ cấu danh mục định kỳ. Quan sát toàn thị trường chúng tôi nhận thấy dù áp lực cung hàng vẫn mạnh mẽ ngay từ đầu giờ, nhìn chung việc hấp thụ lượng hàng này đã diễn ra khá tốt và không còn xuất hiện tình trạng dư bán sàn đồng loạt tại các mã như phiên trước đó.

Trọng tâm chú ý của NĐT dồn vào 15 phút cuối (phiên ATC) khi hàng loạt lệnh mua/bán ATC của hai quỹ ETF xuất hiện. Do đã dự đoán trước động thái này, lượng lệnh đối ứng của thị trường khá cân bằng và giúp bình ổn giá tại các cổ phiếu.

VN-Index đóng cửa phiên tại 613,29 điểm, giảm nhẹ 0,41% trong khi HNX-Index dừng chân tại 88,88 điểm và ghi nhận mức tăng 0,92%. Thanh khoản toàn thị trường rất sôi động, một phần đáng kể đến từ việc cơ cấu của hai quỹ ETF. HSX ghi nhận 203,7 triệu đơn vị khớp lệnh với giá trị 4.265 tỷ đồng (+47%); HNX cũng có hơn 86,3 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng với giá trị 1.335 tỷ đồng (-16%).

Chúng tôi nhận thấy có sự “cầm máu” tại nhóm ngành dầu khí khi khá nhiều cổ phiếu đã phục hồi trở lại hoặc ít nhất cũng không còn bị bán sàn mạnh như phiên trước. Các cổ phiếu dầu khí bắt đầu quay lại với sắc xanh phiên hôm nay là: PVS (+2,4%), PVC (+4,9%), PVB (+2,6%),…

NĐTNN mua ròng trở lại trong phiên cuối tuần trên sàn HSX sau khi đã bán ròng liên tiếp các phiên trước. Dù vậy cần lưu ý kết quả mua bán của khối ngoại trong tuần này bị chi phối rất mạnh từ việc cơ cấu danh mục của ETFs.

Chúng tôi duy trì quan điểm xu hướng tăng sẽ vẫn là chiều hướng chủ đạo của thị trường trong thời gian còn lại của năm 2014. Dù vậy trong tuần giao dịch tiếp theo, thị trường nhiều khả năng sẽ duy trì trạng thái tương đối cân bằng để các nhà đầu tư làm quen hơn với mặt bằng giá hiện nay trước khi tiếp tục tăng tốc trong thời gian tới.

Thị trường sẽ bước vào xu thế giảm điểm

CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)

VN-Index cho tín hiệu kĩ thuật khá xấu khi chỉ số này giảm quá vùng hỗ trợ 618 điểm, rơi xuống dưới kênh tăng điểm ngắn hạn được thiết lập từ giữa tháng 5 tới nay. Như vậy xu thế tăng điểm đã chấm dứt và nhiều khả năng thị trường sẽ bước vào xu thế giảm điểm trong các phiên tới.

Mức hỗ trợ 609 điểm sẽ giúp khẳng định động lực giảm điểm của xu thế này có mạnh hay không. Nếu lực bán tiếp tục mạnh, VN-Index giảm sâu xuống dưới vùng này ngay trong các phiên đầu tiên của tuần, khả năng xu hướng giảm điểm sẽ kéo dài.

Cũng cần nhớ thời gian này đang bước vào thời kỳ kết quả kinh doanh quý 3 sắp được công bố, do vậy sẽ có sự phân hóa tăng điểm của nhóm các cổ phiếu có kỳ vọng về kết quả kinh doanh tốt trong quý 3, bất chấp xu hướng hiện tại của thị trường. Do vậy cơ hội đầu tư vẫn còn rất nhiều trên thị trường, nhất là khi tâm lý nhà đầu tư đã ổn định trở lại.

Chúng tôi đánh giá giai đoạn này nhà đầu tư có thể tiến hành tiếp tục chốt lời dần các mã đã có lợi nhuận cao trong danh mục tại các phiên tăng điểm của thị trường.

Tuy nhiên chúng tôi cũng khuyến cáo nhà đầu tư không nên bán tháo bằng mọi giá tại các phiên điều chỉnh mạnh của thị trường khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng. Cơ hội đầu tư vẫn sẽ xuất hiện tại nhiều mã cổ phiếu có thông tin hỗ trợ, do vậy nhà đầu tư vẫn có thể tiến hành mua vào các mã này trong điều kiện thị trường chung không bị giảm điểm quá mạnh.

Xác lập xu hướng giảm trong ngắn hạn

CTCK BIDV (BSC)

Tâm điểm của phiên giao dịch ngày hôm nay đến từ  hoạt động review danh mục của các quỹ  ETFs. Lo lắng về  một phiên giảm mạnh nữa do áp lực cung lớn đã không xảy ra trong phiên giao dịch ngày  hôm nay.

Thị  trường hầu như giao dịch khá trầm lắng, tính đến trước khi bắt đầu phiên ATC, phản ánh tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư. Điểm tích cực mà chúng tôi nhận thấy là hầu hết những cổ phiếu tốt nằm trong kế  hoạch bán của các quỹ  -  bao gồm PVS,  PVD, HPG  –  đều được lực cầu hấp thụ tốt, khiến giá không giảm quá sâu.

Sau khi rớt về nền tảng tích lũy trong phiên 18/9, các cổ  phiếu tốt nhất của thị  trường đã dừng đà rơi trong phiên hôm nay, bất chấp áp lực bán rất lớn. Điều này cho thấy không có nhiều dư địa để thị trường giảm sâu.

Việc diễn biến xấu đi trong ngắn hạn của thị trường đà được chúng tôi cảnh báo từ đầu tuần, và những nhà đầu tư đã giảm tỷ  trọng hoặc cắt lỗ  như khuyến nghị  của chúng tôi đều đã có sự  thuận lợi nhất định.

Việc thị  trường đứng vững trước áp lực bán được dự báo lớn như hôm nay cho thấy sự chủ động của bên mua. Kịch bản tích cực nhất mà chúng tôi kì vọng lúc này là các cổ  phiếu dẫn dắt tích lũy trở  lại, tạo nền tảng vững chắc cho đà tăng của thị  trường. Việc các cổ  phiếu giảm  mạnh hay quay lại tăng sốc trong thời gian tới không được chúng tôi đánh giá tốt.

Về  mặt kỹ thuật, xu hướng giảm trong ngắn hạn đã được xác nhận. Nhà đầu tư thận trọng có thể chưa vội tham gia, chờ khi tín hiệu tăng được xác nhận trở lại.

Nhà đầu tư ưa mạo hiểm có thể  mua dần tại những mức giá thấp, lướt sóng tại các cổ  phiếu thuộc các ngành đang được quan tâm như cổ phiếu dầu khí, xây dựng, chứng khoán và bất động sản.

Xu hướng điều chỉnh đang gia tăng

CTCK Rồng Việt (VDSC)

Hiệu ứng trong phiên giao dịch cuối trong kỳ tái cơ cấu của hai quỹ ETF bao giờ cũng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, dần dần hiệu ứng lên giá đối với các cổ phiếu trong danh mục đã trở nên mờ nhạt.

Các tín hiệu kỹ thuật đang thể hiện xu hướng điều chỉnh của thị trường, áp lực bán đang lớn hơn lực cầu. Nhà đầu tư vẫn tiếp tục theo dõi diễn biến của thị trường và cơ cấu tỷ trọng tài khoản hợp lý để chờ cơ hội tiếp theo.

Nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng trong các sóng phục hồi

CTCK MB (MBS)

Phiên cuối tuần, thị trường giao dịch với thanh khoản ở mức rất cao trong phiên chốt hoàn thanh danh mục của các quý ETF. Các cổ phiếu nằm trong kế hoạch giao dịch của họ bị ảnh hưởng khá mạnh. Ngoại trừ GMD, các cổ phiếu bị bán ròng mạnh như DPM, BVH, ITA, HPG... đa phần đều giảm mạnh, trong khi FLC, KDC, PPC ... tăng giá khá tốt nhờ lực mua ròng mạnh từ khối ngoại.

Tâm lý thị trường chung đã bình tĩnh hơn phiên trước khi không còn hiện tượng bán mạnh và ồ ạt. Hai nhóm cổ phiếu được chú ý nhiều nhất là chứng khoán và dầu khí nhìn chung tăng nhẹ với giao dịch ổn định hơn.

Dòng tiền bị ảnh hưởng bởi giao dịch của khối ngoại nên không thực sự rõ ràng nhưng các nhà đầu tư có xu hướng tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn hoặc cơ bản tốt để giảm bớt rủi ro thị trường trong ngắn hạn. Giá trị giao dịch của chỉ số VN-Mid và VN-SML giảm xuống đáng kể so với trung bình 5 phiên gần nhất.

Phiên cuối tuần cũng là phiên kết thúc kỳ review quý III của VNM ETF. Trong đó, quỹ này đã thực hiện tái cơ cấu thêm vào FLC và IJC đồng thời loại GMD và DIG với lượng mua bán diễn ra mạnh mẽ khi lượng mua ròng lên tới 32 triệu đơn vị FLC, 4,5 triệu đơn vị IJC và bán ròng 7,1 triệu GMD, 4,7 triệu DIG…và tăng giảm tỷ trọng hàng loạt các mã khác.

Thanh khoản cả hai sàn phiên cuối tuần tăng vọt lên tới 6.300 tỷ với giá trị mua/bán của khối ngoại lên tới hơn 2.400 tỷ trên cả hai sàn. NDTNN đã bán ròng 215.5 tỷ trên cả 2 sàn với hoạt động giao dịch ở mức rất cao. Tính chung tuần này, NDTNN bán ròng 549 tỷ trên HSX cho thấy tín hiệu không mấy tích cực.

Chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng và khuyến nghị các nhà đầu tư giảm tỷ trọng trong các sóng phục hồi của thị trường. Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào trở lại tại các vùng hỗ trợ mạnh của thị trường như 600 đối với VN-Index và 83-85 đối với HN-Index.

Tin bài liên quan