Chứng khoán tuần mới: Midcap dẫn dắt cuộc chơi

(ĐTCK) Hầu hết các CTCK đều nhận định phiên cuối cùng của tuần tới sẽ không có nhiều biến động. Thị trường sẽ duy trì xu hướng tăng và nhà đầu tư nước ngoài vẫn đóng vai trò hỗ trợ chính cho thị trường.
Chứng khoán tuần mới: Midcap dẫn dắt cuộc chơi

Đúng như thông lệ của các năm trước, thị trường chứng khoán trong những tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán đầy hứng khởi. Đặc biệt trên sàn HOSE, nhân tố chính là khối ngoại đã hỗ trợ mạnh giúp thị trường có những phiên tăng điểm ngoài mong đợi. Chỉ số VN-Index đã dễ dàng vượt qua mốc kháng cự mạnh 550 điểm. Trong đó, ngay phiên đầu tuần ngày 20/1, VN-Index đã bật tăng hơn 10 điểm.

Tuần qua tiếp tục chứng kiến dòng vốn ngoại chảy mạnh vào thị trường. Thông tin nới room chưa có chính thức nhưng với những kỳ vọng vào thị trường kinh tế Việt Nam, khối ngoại vẫn ồ ạt đổ tiền vào thị trường. Nhờ vậy, thanh khoản tuần qua tiếp tục tăng mạnh.

Phiên giao dịch ngày 22/1 là một điểm nhấn trong tuần qua. Khi hầu hết các phiên đều tăng điểm mạnh thì phiên 22/1, thị trường như bị đứt phanh, tụt giảm một cách nhanh chóng tạo ra một khoảng chênh lệch cực lớn. Đây rõ ràng là phiên mà thị trường gặp thách thức lớn nhất. Nhưng điểm tích cực là sau đó lệnh mua lại đã dần xuất hiện, và những phiên sau đó áp lực bán không còn nhiều, trong khi cả hai chỉ số lại nhúc nhắc tăng nhẹ trở lại vùng 560 điểm.

Thống kê trên sàn HOSE, tuần qua giao dịch tiếp tục duy trì sự sôi động cả về điểm số lẫn thanh khoản. Cụ thể, VN-Index đã tăng 4 phiên và giảm 1 phiên duy nhất ngày 22/1. Tổng kết tuần, VN-Index tăng 16,6 điểm, tương đương tăng 3,05%. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 98,73 triệu đơn vị/phiên, giảm 3,25% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.825,7 tỷ đồng/phiên, tăng 5,26% so với tuần trước.   

Tổng hợp giao dịch trên HOSE tuần qua

Ngày

INDEX

Thay đổi

Khối lượng

Giá trị GD

24/01

560,19

+6,64(+1,20%)

88,005,982

1,573,480

23/01

553,55

+1,63(+0,30%)

73,716,290

1,214,720

22/01

551,92

-7,99(-1,43%)

125,281,534

2,389,440

21/01

559,91

+6,24(+1,13%)

100,920,439

1,981,660

20/01

553,67

+10,08(+1,85%)

105,722,499

1,969,190

Tổng

+16,6(3,05%)

493,646,744

9,128,490

Trên HNX, chỉ số HNX-Index tăng 3 phiên và giảm 2 phiên. Tổng kểt tuần qua, HNX-Index tăng 0,87 điểm, tương đương tăng 1,2%. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 46,98 triệu đơn vị/phiên, giảm 22,51% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 508,7 tỷ đồng/phiên, giảm 15,02% so với tuần trước. 

Tổng hợp giao dịch trên HNX tuần qua

Ngày

INDEX

Thay đổi

Khối lượng

Giá trị GD

24/01

73,66

+0,21(+0,29%)

34,765,819

336,600

23/01

73,44

+0,03(+0,04%)

31,446,660

271,760

22/01

73,42

-0,15(-0,20%)

60,359,998

603,950

21/01

73,56

+1,06(+1,46%)

51,430,627

551,590

20/01

72,50

-0,28(-0,39%)

56,918,335

779,610

Tổng

+0,87(1,2%)

234,921,439

2,543,510

Trong giao dịch nhà đầu tư nước ngoài, GAS tiếp tục tạo sóng. Nếu tuần trước đó, GAS là mã được khối ngoại gom vào mạnh mẽ thì tuần này từ 20-24/1, họ đã bắt đầu có dấu hiệu chốt lời. Ngoài GAS, bluechip khác là MSN và DPM cũng đã bị bán ra mạnh.

Giao dịch NĐTNN tuần từ 20-24/1 về khối lượng

Ngày

Khối lượng

Mua

Bán

Mua-Bán

24/01/2014

11,087,119

4,712,340

6,374,779

23/01/2014

11,101,040

3,396,320

7,704,720

22/01/2014

15,142,432

14,057,955

1,084,477

21/01/2014

21,442,980

8,116,800

13,326,180

20/01/2014

21,363,129

6,207,190

15,155,939

Tổng

80,136,700

36,490,605

43,646,095

Thay vào đó, VIC là sự lựa chọn của khối ngoại trong cả tuần qua. Khối ngoại đã có một tuần mua ròng mạnh VIC, trong đó, 2 phiên liên tiếp VIC được mua ròng mạnh nhất. Tính chung cả tuần, khối này đã mua ròng hơn 105 tỷ đồng VIC.

Đặc biệt, trong tuần qua, mã đầu cơ tăng nóng thời gian qua là ITA cũng đã rơi vào “mắt xanh” của khối ngoại. Họ thực hiện liên tiếp các phiên mua ròng mạnh. Trong đó, hai phiên liên tiếp, ITA dẫn đầu về khối lượng mã được mua ròng mạnh nhất.

Giao dịch NĐTNN tuần từ 20-24/1 về giá trị

Ngày

Giá trị (tr.đồng)

Mua

Bán

Mua-Bán

24/01/2014

12,811,018

5,523,440

7,287,578

23/01/2014

12,307,540

4,408,400

7,899,140

22/01/2014

18,228,319

15,426,695

2,801,624

21/01/2014

27,072,480

9,142,370

17,930,110

20/01/2014

26,148,129

6,853,731

19,294,398

Tổng

96,567,486

41,354,636

55,212,850

Ngoài ra, giao dịch thỏa thuận 8,4 triệu cổ phiếu KDC kéo giá trị bán ròng KDC lên đến 451 tỷ đồng khiến phiên 22/1 là phiên bán ròng duy nhất trong tuần.

Tương tự, trên sàn HNX, khối ngoại cũng đã chốt lời PVS. Hai phiên cuối tuần, họ đẩy bán mạnh và PVS xứng tên là mã bị bán ròng mạnh nhất.

Tính chung, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 80,14 triệu cổ phiếu, trị giá 2.151,76 tỷ đồng và bán ra 36,49 triệu cổ phiếu, trị giá 1.469,38 tỷ đồng

Như vậy, trong tuần từ ngày 20-24/1, khối ngoại đã mua ròng 43,65 triệu cổ phiếu, tăng 55,89% so với tuần trước đó và tổng giá trị mua ròng tương ứng 682,38 tỷ đồng, tăng 3,89% so với tuần trước.

Nhận định các CTCK:

Tận dụng những phiên điều chỉnh để mua vào

(CTCP FPT – FPTS)

Cần chú ý rằng trong nhịp tăng mạnh vừa qua, nhóm midcap và penny có dấu hiệu điều chỉnh khá rõ và nếu như con sóng tăng hiện tại tiếp tục được sự hỗ trợ của nhóm ngoại và thanh khoản cao thì nhiều khả năng dòng tiền sẽ quay trở lại nhóm cổ phiếu này và tạo ra nhịp tăng mới. Quan sát trong hai phiên cuối tuần cho thấy lực mua vào vẫn rất mạnh điều này chứng minh rằng nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào sóng tăng sẽ tiếp tục sau kỳ nghỉ Tết. Do đó chiến lược đầu tư tuần tới nên tận dụng các phiên điều chỉnh để cân nhắc mua vào những cổ phiểu có yếu tố cơ bản tốt và cổ phiếu có dự đoán kết quả kinh doanh khả quan trong Quý IV.

Phiên giao dịch cuối cùng của năm Quý Tỵ không tăng điểm mạnh

(CTCK Rồng Việt – VDSC)

Thị trường tiếp tục đi lên trong phiên cuối tuần, đánh dấu một tuần tăng điểm mạnh. Trong phiên giao dịch hôm nay, VNIndex gia tăng điểm số theo thời gian và kết thúc ở mức cao nhất trong khi HNIndex tuy vẫn giữ giá xanh nhưng giảm khá nhiều so với thời điểm cao nhất trong phiên. Các mã bluechip trên sàn HCM quay trở lại vai trò trụ cột khi hàng loạt mã tăng giá khá mạnh như GAS, MSN, VIC, VNM… Dù BID tăng nhẹ so với giá chào sàn nhưng các mã khác trong ngành ngân hàng lại giảm điểm ngoại trừ MBB giữ được giá tham chiếu. Lực mua của khối ngoại tăng nhẹ so với phiên hôm qua và tiếp tục lựa chọn các mã trong ngành Tài chính để giải ngân như BMI, VCB, STB…

Ngày hôm nay, Tổng cục Thống kê chính thức công bố chỉ số CPI tháng 1/2014 của cả nước ở mức tăng nhẹ 0,69% so với tháng 12/2013 và tăng 5,45% so với tháng 1/2013. Như vậy đợt tăng giá xăng vào ngày 18/12/2013 và áp lực giá tăng trước Tết Nguyên đán đã không gây ra lạm phát ở mức cao như các năm trước, nguyên nhân có thể là do sức mua hiện đang rất yếu, tình hình kinh tế chưa khả quan nên tâm lý thắt lưng buộc bụng hiện vẫn đang phổ biến trong người dân. Một con số khác đáng chú ý là chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 chỉ tăng 3% so với cùng kỳ 2013 và giảm khoảng 6,2% so với tháng 12/2013, như vậy lĩnh vực sản xuất trong tháng đầu năm chưa có sự cải thiện. Những thông tin này cùng với tâm lý chốt lời của NĐT có thể khiến cho thị trường trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Quý Tỵ không tăng điểm mạnh. Tuy vậy, chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm lạc quan đối với kênh đầu tư chứng khoán trong năm 2014 do xét tổng quan nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực, NĐT trung và dài hạn vẫn có thể yên tâm nắm giữ cổ phiếu trong thời điểm này.

Khả năng mở room vẫn là nhân tố chính hỗ trợ thị trường

(CTCK Bảo Việt – BVSC)

Thị trường kết thúc một tuần giao dịch thành công bất chấp diễn biến giằng co phân hóa trong những phiên cuối tuần. Tín hiệu bật tăng của một số cổ phiếu vốn hóa lớn trên HoSE, điển hình là GAS và MSN trong phiên đóng cửa ngày Thứ 6, đã giúp VNINDEX giữ được gần mức điểm cao nhất của tuần. Khối lượng giao dịch trong hai phiên trở lại đây có xu hướng giảm nhẹ cho thấy tâm lý nghỉ Tết đã hiện hữu đối với một bộ phận các nhà đầu tư.

Khả năng mở room và dòng tiền đầu tư tổ chức bao gồm cả các quỹ nước ngoài và trong nước, vẫn là nhân tố chính hỗ trợ đà tăng điểm của thị trường trong nhịp này. Đây cũng là yếu tố quyết định vai trò đầu tàu của một số mã bluechips trên HoSE như GAS, MSN, FPT, REE... Cùng với đó, triển vọng KQKD cũng góp phần định hướng dòng tiền và nâng đỡ giá cổ phiếu.

Trên phương diện kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI của cả nước trong tháng 1 đã được công bố với mức tăng 0,69%. Đóng góp nhiều nhất vào mức tăng này là nhóm dịch vụ giao thông, tăng 1,22%, và kế tiếp đó là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, tăng 1,02%. Tháng 1 là tháng cận tết, mức tăng CPI thông thường cao hơn trong các tháng trong năm. Tuy nhiên, mức tăng 0,69% của tháng 1/2014 là thấp nhất so với các tháng cận Tết trong vòng 5 năm trở lại đây. Điều này một mặt cho thấy sự thành công trong công tác quản lý giá, điều hành các chính sách tiền tệ và tài khóa nhưng mặt khác cũng bộc lộ bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế với sự hồi phục chậm của tổng cầu.

Midcap sẽ là nhóm cổ phiếu sẽ dẫn dắt cuộc chơi

(CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS)

"Sau khi “phá bĩnh” với việc mua vào những cổ phiếu có tầm ảnh hưởng lớn tới chỉ số VN-Index, khối ngoại cũng bắt đầu giảm nhịp dần một phần có thể do tình hình thị trường chứng khoán Mỹ đang sụt giảm mạnh nên tiền thu thêm không nhiều. Nhưng cũng nhờ vậy mà chỉ số VN-Index tăng mạnh lên ngưỡng 560 điểm một cách dễ dàng và hợp lý.

Trước một kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhiều NĐT cũng hết sức lo ngại và khó dự báo được thị trường sẽ ra sao. Vì thế tuần giao dịch cận tết có ý nghĩa khá lớn tới tâm lý của NĐT cũng như xu hướng của thị trường sau tết. Chúng tôi đã đề cập đến áp lực bán sẽ gia tăng trong 3 ngày đầu tiên do áp lực trả nợ đã thành hiện thực. Lực bán mạnh, và ngay cả cổ phiếu đình đám thuộc hàng ưa thích là HPG cũng bị bán sàn. Chính cổ phiếu này đã khiến cho thị trường có 1 phiên ( ngày 22/1) như bị đứt phanh, tụt giảm một cách nhanh chóng tạo ra một khoảng chênh lệch cực lớn. Đây rõ ràng là phiên mà thị trường gặp thách thức lớn nhất. Nhưng điểm tích cực là sau đó lệnh mua lại đã dần xuất hiện, và những phiên sau đó áp lực bán không còn nhiều, trong khi cả hai chỉ số lại nhúc nhắc tăng nhẹ trở lại vùng 560 điểm. Nó cho thấy tâm lý NĐT khá vững vàng bởi việc mua lại như vậy là hoàn toàn đã có những toan tính một cách kỹ lưỡng.

Thị trường những ngày này đã và đang cân bằng hơn bao giờ hết, bởi tự bản thân từng khoản đầu tư, từng cá nhân đã tính toán hợp lý nhất cho danh mục của mình. Do đó chúng ta hoàn toàn có cơ sở để không lo ngại rằng thị trường sau Tết sẽ là một cú giảm mạnh. Tất nhiên để có được điều đó thì cũng phải loại trừ một kịch bản xấu dành cho các quỹ ETF là TTCK Mỹ quá xấu và NĐT rút tiền mạnh ra khỏi quỹ. Kỳ nghỉ lễ dài nhất trong lịch sử đã bắt đầu, hầu hết NĐT đều cảm thấy một cái Tết ấm cúng và có cơ sở để tin tưởng vào một xu hướng tăng mới sau nghỉ lễ. Một thống kê nhỏ thấy rằng, kể từ năm 2011 thì sóng tăng luôn hình thành mà điểm bắt đầu thường là Tháng 12 hoặc Tháng 1 và kéo dài cho vài tháng tiếp theo. Năm 2014 này có lẽ sẽ không phải ngoại lệ khi sóng tăng đã nổi, và nó vẫn được hỗ trợ nhờ tâm lý tích cực của NĐT cũng như thời gian tăng vừa qua vẫn chưa đủ nhịp. Nhưng việc định hướng dòng tiền như thế nào sẽ là câu chuyện hết sức quan trọng, để là sao có thể tối lợi nhuận có thể. Diễn biến thị trường hiện tại cho thấy nhóm cổ phiếu LargeCap và một số cổ phiếu Bcs tăng nóng như:; PGD, DRC, RAL, DMC... sẽ chỉ đóng vai trò hỗ trợ thị trường là chính. Có nghĩa nhóm cổ phiếu này sẽ khó còn lực tăng mạnh mà chỉ tăng – giảm nhịp nhàng sao cho chỉ số VN-Index không quá nóng cũng như quá lạnh. Sự vận động nhịp nhàng này sẽ giúp cho dòng tiền quay lại với thị trường tích cực hơn. Nhưng chúng tôi cho rằng xu hướng dòng tiền sẽ vận động tích cực hơn vào nhóm cổ phiếu Midcap, và chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là nhóm cổ phiếu sẽ dẫn dắt cuộc chơi tới đây. "

NĐT nước ngoài vẫn đóng vai trò hỗ trợ thị trường

(CTCK Maybank KimEng – MBKE)

Dữ liệu thống kê cho thấy tháng 1/2014, CPI cả nước tăng lên 6,77% so với mức 6,04% tháng 12/2013. Tuy nhiên, đây là giai đoạn thị trường được dẫn dắt bởi dòng tiền đầu cơ trong nước vào giai đoạn sát Tết và bởi lực mua đều đặn của khối ngoại. Do đó, có vẻ như các nhà đầu tư bỏ qua thông tin CPI gia tăng nhẹ. VN-Index có sự trở lại mạnh mẽ trong phiên 24/1 nhờ lực mua duy trì tốt tại các cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong đó, REE (+2,4%), FPT (+2,8%), MSN (+3,2%), GAS (+4,6%),… Chúng tôi nhận thấy trong các cổ phiếu « cơ bản », một số mã đã bị chốt lời mạnh, điển hình như HPG (-1,7%) ; một số mã tiếp tục gia tăng như FPT ; hoặc một số mã ít tăng trong giai đoạn trước đang nhận được động lực mua tốt như REE (+2,4%)…

Khối ngoại mua ròng 5,4 triệu cổ phiếu trong phiên 24/1, dẫn tới lượng mua trong cả tuần đạt 32 triệu ( !). Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đóng vai trò hỗ trợ thị trường, nhất là khi các nhà đầu tư trong nước bắt đầu đẩy mạnh chốt lời trước Tết Nguyên đán.

Chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục cao. Tuy nhiên, họ không nên mở các vị thế mới do tương đối khó đặt mức dừng lỗ.

Xu hướng tăng điểm của thị trường vẫn duy trì

(CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS)

Thị trường tuần qua diễn biến sát với quan điểm kỹ thuật, giảm điểm khi tiếp cận ngưỡng kháng cự, tăng trở lại khi giảm gần ngưỡng hỗ trợ. Dòng tiền tập trung hơn vào nhóm cổ phiếu midcap, cổ phiếu penny đã có thời gian giao dịch tích lũy, nhóm cổ phiếu BCs đã tăng nóng chịu áp lực cung khá mạnh. Nhóm cổ phiếu Ngân hàng cũng có tuần tăng giá trước sự kiện BIDV chào sàn.

Về quan điểm kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã có phản ứng với ngưỡng cản kỹ thuật 560 điểm (giao điểm của đường thẳng nối đỉnh của VN-Index trong 2 năm 2012-2013 và mức phục hồi 61.8% của đường Fibonacci Projection vẽ từ xu hướng tăng giá cuối năm 2012), chỉ số HNX-Index phản ứng với ngưỡng cản 74 điểm. Trong phiên cuối tuần, VN-Index đã tăng trở lại mốc 560 điểm, HNX-Index tăng gần mốc 74 điểm, tuy nhiên thanh khoản còn hạn chế do tâm lý thận trọng thời điểm tết. Chúng tôi duy trì đánh giá diễn biến điều chỉnh nhẹ với thanh khoản thấp sau nhiều phiên tăng nóng là tích cực. Xu hướng tăng điểm của thị trường chung vẫn duy trì. Dòng tiền tham gia thị trường dự báo sẽ tích cực hơn sau kỳ nghỉ Tết.

Nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu, khi xu hướng tăng điểm của thị trường vẫn đang duy trì. Việc lựa chọn cổ phiếu nên quan tâm đến yếu tố cơ bản, thuộc ngành nghề được đánh giá triển vọng như dầu khí, xuất khẩu, xây dựng, VLXD, BĐS, được dòng tiền quan tâm.

Dòng tiền quay trở lại nhóm cổ phiếu Bluechip

(CTCK Sài Gòn – SSI)

Thị trường tiếp tục tăng điểm trong phiên cuối tuần. Giao dịch trên sàn HOSE sôi động trở lại với tâm điểm chú ý là cổ phiếu BID, trong khi đó, giao dịch trên sàn HNX vẫn khá trầm lắng và không có nhiều thay đổi so với phiên trước.

Chúng tôi nhận thấy dòng tiền quay trở lại nhóm cổ phiếu Bluechip một cách khá mạnh mẽ nhờ NĐTNN tăng mua vào. Trong khi đó, dòng tiền đầu cơ tiếp tục luân chuyển với tốc độ nhanh khiến một số cổ phiếu đầu cơ có biến động mạnh.

Tin bài liên quan