Chứng khoán tuần mới: Cơ hội bắt đáy

Chứng khoán tuần mới: Cơ hội bắt đáy

(ĐTCK) Hầu hết các công ty chứng khoán đều nhận định khá tích cực về thị trường tuần tới bởi sau một đợt giảm sâu, các chỉ số đã về vùng tích lũy, mở ra cơ hội bắt đáy cho các vị thế ngắn hạn và sẽ là động lực để thị trường có được nhịp hồi.

Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

Trên sàn HOSE, có 4 phiên giảm điểm và 1 phiên tăng điểm duy nhất ngày 25/11. Tính chung cả tuần, VN-Index giảm 21,45 điểm, tương đương giảm 3,69%, chốt tuần ở mức 566,58 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 131,08 triệu đơn vị/phiên, với tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 2.278,33 tỷ đồng, cùng giảm hơn 10% so với tuần trước.

Giao dịch trên HOSE trong tuần qua

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

28/11

566,58

-6,31(-1,10%)

145.679.937

2.377.190

27/11

572,89

-3,15(-0,55%)

117.664.958

1.894.680

26/11

576,04

-9,87(-1,68%)

162.038.348

3.028.190

25/11

585,91

+3,38(+0,58%)

114.074.387

2.070.190

24/11

582,53

-5,50(-0,94%)

115.957.190

2.021.380

Tổng

655.414.820

11.391.630

Trong khi đó, trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Kết thúc tuần, HNX-Index giảm 1,71 điểm, tương ứng giảm 1,92% đứng ở mức 87,42 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 62,97 triệu đơn vị/phiên và tổng giá trị đạt 887,54  tỷ đồng, giảm 13,85% về lượng và 18,92% về giá trị so với tuần trước.

Giao dịch trên HNX trong tuần qua

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

28/11

87,42

-0,57(-0,65%)

77.896.940

1.089.740

27/11

88,00

+0,46(+0,52%)

60.308.686

822.290

26/11

87,54

-1,39(-1,57%)

76.756.713

1.102.890

25/11

88,93

+0,91(+1,04%)

43.781.569

599.620

24/11

88,02

-1,12(-1,26%)

56.081.918

823.170

Tổng

314.825.826

4.437.710

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tuần cuối cùng của tháng 11 tiếp tục duy trì giá trị bán ròng cao. Trong đó, khối này vẫn tập trung bán mạnh các cổ phiếu bluechip như PVD, GAS, HPG, PVS…

Tổng cộng cả tuần trên hai sàn, khối ngoại đã bán ròng 5,67 triệu đơn vị với tổng giá trị 355,43 tỷ đồng, tăng 47,27% về lượng và 2,44% về giá trị so với tuần trước đó.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần

Ngày

Khối lượng

Giá trị (tr.đồng)

Mua

Bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

28/11

3.040.890

8.217.558

-5.176.668

83.940

294.700

-210.760

27/11

3.454.370

14.940.141

-11.485.771

99.560

304.420

-204.860

26/11

13.582.462

9.393.362

4.189.100

416.280

441.210

-24.930

25/11

11.592.849

6.515.221

5.077.628

386.540

328.960

57.580

24/11

4.840.080

3.118.180

1.721.900

118.680

91.140

27.540

Tổng

36.510.651

42.184.462

-5.673.811

1.105.000

1.460.430

-355.430

Trong đó, khối này mua vào 36,51 triệu đơn vị, trị giá 1.105 tỷ đồng và bán ra 42,18 triệu đơn vị, trị giá 1.460,43 tỷ đồng.

Nhận định của công ty chứng khoán

Cơ hội bắt đáy cho vị thế ngắn hạn

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Thị trường trải qua một tuần điều chỉnh mạnh trên cả hai sàn. Biên độ giảm trên sàn HSX lớn hơn hẳn so với sàn HNX do hai cổ phiếu vốn hóa lớn là GAS và PVD mất điểm mạnh (GAS giảm 14%, PVD giảm 17% trong tuần). Ngoài hai cổ phiếu trên thì các cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí khác cũng bị bán mạnh trong tuần. Áp lực từ nhóm dầu khí đã lan sang hầu hết các cổ phiếu khác.

Mặc dù đà hồi phục đã dần xuất hiện trong hai phiên cuối tuần nhưng nhìn chung tâm lý ngại rủi ro vẫn đang bao trùm thị trường. Khối ngoại có tuần bán mạnh, đạt hơn 300 tỷ đồng trên sàn HSX. Ngành thiết bị và dịch vụ y tế tăng mạnh nhất trong tuần (+2,75%) trong khi ngành dịch vụ dầu khí giảm điểm mạnh nhất (-13,83%).

Thông tư 36 mới ban hành của NHNN vẫn đang khiến nhà đầu tư rất lo ngại về khả năng dòng tiền vào thị trường sẽ bị cắt giảm trong thời gian tới. Do các số liệu chưa được công bố một cách rõ ràng nên có nhiều suy đoán về con số thực tế. Ngoài ra, việc giá dầu thế giới liên tục lao dốc, đặc biệt sau khi OPEC quyết định giữ nguyên sản lượng trong phiên họp hôm qua đã tạo không ít áp lực lên diễn biến nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước.

Hiện giá dầu thô đang trong xu thế giảm trong trung hạn do cung không ngừng tăng lên nhờ cuộc cách mạng kỹ thuật về khai thác dầu và khí đá phiên trong khi cầu không nhiều thay đổi do phục hồi kinh tế yếu tại khu vực châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. Đây có thể là một nhân tố quan trọng tác động tới diễn biến TTCK thế giới nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng trong các tháng còn lại của năm nay và cả năm 2015 sắp tới.

Sau một đợt giảm sâu, các chỉ số đã về vùng điểm hỗ trợ, mở ra cơ hội bắt đáy cho các vị thế ngắn hạn. Nhà đầu tư được khuyến nghị có thể trải lệnh mua dần trong các phiên thị trường giảm sâu với một tỷ trong vừa phải. Tuy nhiên, các mã được ưu tiên nên tập trung ở các mã có cơ bản tốt, tránh các mã có tính đầu cơ với tỷ lệ margin cao.

Thị trường đang đi vào vùng tích lũy

CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)

Thị trường tiếp tục một tuần điều chỉnh sâu về mặt chỉ số. Tâm lý nhà đầu tư chưa kịp ổn định do những tác động từ việc ban hành thông tư 36 đã phải chịu thêm một tác động tiêu cực mới khi nhóm các cổ phiếu dầu khí trong đó nổi bật là GAS, PVD và PVS bị áp lực bán mạnh trong 3 phiên liên tiếp.

Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực đã xuất hiện trong 2 phiên giao dịch cuối tuần qua khi mức độ phân hóa tăng giảm đã xuất hiện rõ rệt, độ rộng thị trường mở rộng tích cực, nhiều cổ phiếu có mức tăng rất tốt bất chấp đà điều chỉnh chung của 2 chỉ số. Dòng tiền đã bắt đầu tập trung vào các cổ phiếu cụ thể mà không còn chịu sự chi phối bởi diễn biến của thị trường chung.

Mặc dù thị trường vẫn trong xu thế giảm, tuy nhiên chúng tôi đánh giá những phản ứng mang tính tích cực ở vùng giá này tại nhiều nhóm cổ phiếu là dấu hiệu tích cực cho thấy thị trường chung đang chậm rãi đi vào vùng tích lũy.

Nhà đầu tư có thể tiến hành giải ngân với tỷ trọng thấp các mã đang được dòng tiền chú ý. Nhóm cổ phiếu bất động sản được chúng tôi khuyến nghị tích cực do đang được hỗ trợ rất tốt từ các thông tư, chính sách mới ban hành của Chính phủ và NHNN.

Lạc quan về thị trường trung và dài hạn

CTCK BIDV (BSC)

Diễn biến thị trường chung trong phiên cuối tuần qua không khác nhiều so với những phiên trước khi chỉ số VN-Index và HNX-Index tiếp tục giảm mạnh do sức ép từ nhóm cổ phiếu dầu khí. Áp lực bán tại nhóm này vẫn chưa kết thúc khi cả GAS và PVD đều có lúc lộ giá sàn. Mặc dù vậy, phần còn lại của thị trường không chịu quá nhiều ảnh hưởng nặng nề.

Chúng tôi nhận thấy trong những nhịp hồi, khá nhiều cổ phiếu tăng giá tốt, nhất là những cổ phiếu mang tính đầu cơ như LCG, HAR, HQC,… Điều đó cho thấy, một khi áp lực bán tại nhóm cổ phiếu dầu khí suy yếu, thị trường nhiều khả năng sẽ bật tăng phục hồi kĩ thuật.

Chúng tôi nhắc lại rằng, về mặt kỹ thuật, khá nhiều cổ phiếu cơ bản đang tiệm cận vùng đáy được xác lập hồi cuối tháng 10, nền tảng tích lũy của chúng vì thế mà vẫn được duy trì. Chừng nào vận động của thị trường ổn định trở lại, nhóm cổ phiếu trên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt và duy trì đà tăng của thị trường. Vì thế, chúng tôi tiếp tục lạc quan về triển vọng trung và dài hạn của thị trường.

Khuyến nghị đầu tư: Nhà đầu tư ưa mạo hiểm nên giải ngân vào những cổ phiếu ngành bất động sản, vật liệu xây dựng, chứng khoán,… tại những mức giá thấp, đồng thời nhanh chóng chốt lời khi được giá. Nhà đầu tư giữ quan điểm thận trọng tiếp tục hạn chế mở vị thế mua trong bối cảnh biến động trên thị trường vẫn rất lớn.

Tín hiệu tích cực từ thanh khoản

CTCK MB (MBS)

Mặc dù chỉ số vẫn tiếp tục giảm, nhưng tín hiệu lạc quan trong phiên cuối tuần qua là lực cầu bắt đáy tham gia mạnh tại đợt giảm sâu nhất trong phiên. Trong đó, lực cầu bắt đáy tham gia khá tích cực khi hai cổ phiếu PVD và GAS giảm chạm về vùng giá sàn. Bên cạnh đó, tâm lý giao dịch mặc dù chưa hẳn lạc quan nhưng giao dịch đã sôi động hơn tại nhóm cổ phiếu Bất động sản như ITA, KBC, HQC, SJS, OGC, VCG, TDC…

Chúng tôi cũng nhận thấy tín hiệu tích cực từ thanh khoản chung, sức cầu tốt đang giúp khối lượng và giá trị giao dịch đang được củng cố. Tuy nhiên, diễn biến bán ròng của NDTNN vẫn khá khó lường do đó NDT nên duy trì trạng thái thận trọng trong ngắn hạn.

Hiện tại, nếu nhìn dưới góc nhìn kỹ thuật VN-INDEX đang tạo kênh giảm giá ngắn hạn và dự kiến sắp chạm vào các vùng hỗ trợ mạnh 560 điểm là giao điểm của: (1) Đường hỗ trợ dài hạn MA300; (2) Fibonacci Retracement 61.8%; (3) Đường Trend line dại hạn. Do

đó, tôi kỳ vọng rằng thị trường sẽ sớm về vùng cân bằng dao động quanh điểm hội tụ này. Do đó, chúng tôi khuyến nghị NDT có thể xem xét mua vào tại vùng hỗ trợ kỹ thuật này với chiến lược giải ngân dần(10%-30%) tập trung vào các nhóm cổ phiếu cơ bản tốt như: KBC, CVT, PPC, REE, PET, L10, TDC…

VN-Index sẽ rơi về 560 điểm do cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục giảm

CTCK MaritimeBank (MSBS)

Việc các cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, PVD bị bán mạnh trong tuần qua đã gây tâm lý không tốt cho các nhà đầu tư dẫn đến việc thị trường không dừng lại ở mốc 570 điểm như đã dự báo mà tiếp tục có chiều hướng giảm tiếp. Chúng tôi cho rằng tuần tới, thị trường vẫn sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn trong những phiên đầu tuần và đà rơi sẽ chững lại khi VN-Index tiến về mốc 560 điểm.

Phiên thứ Hai đầu tuần có thể thị trường sẽ giảm điểm đầu phiên, tiến về mốc 562-563 nhưng sau đó sẽ hồi lại cuối phiên và xác nhận là một phiên xanh điểm. Chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán ra cổ phiếu trong giai đoạn hiện nay mà thay vào đó là thực hiện mua gom các cổ phiếu tốt trong những phiên thị trường giảm sâu.

Ngường hỗ trợ an toàn cho VN-Index là 560, HNX-Index là 84-86

CTCK FPT (FPTS)

Các cổ phiếu trụ cột thuộc nhóm dầu khí vẫn tiếp tục chịu áp lực bán khá lớn trên cả hai sàn làm suy giảm khả năng phục hồi của chỉ số. Nhóm cổ phiếu penny thuộc dòng bất động sản, cảng biển phục hồi nhưng chưa đủ sức kéo vững thị trường. Đi kèm với những dấu hiệu kỹ thuật chưa thực sự rõ ràng, đà phục hồi của thị trường vẫn phải đối mặt với một thách thức khá lớn trong những phiên giao dịch đầu tuần. Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm về việc các chỉ số đang vận động trong trend giảm ngắn hạn với ngưỡng hỗ trợ an toàn cho VN-Index là 560 điểm và HNX-Index là vùng hỗ trợ 84-86.

Khuyến nghị: Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn nên thận trọng theo dõi sát biến động của chỉ số đi kèm phản ứng dòng tiền. Việc mở ra các trạng thái mua mới vẫn cần phải hạn chế.

Dòng tiền bắt đáy có tín hiệu tăng nhẹ

CTCK Rồng Việt (VDSC)

Thị trường tiếp tục giảm điểm dưới áp lực bán của các cổ phiếu lớn các chỉ số kỹ thuật vẫn chưa xuất hiện tín hiệu hồi phục nhưng dòng tiền bắt đáy có tín hiệu tăng nhẹ. Nhà đầu tư thận trọng tiếp tục theo dõi thêm, nhà đầu tư mạo hiểm có thể tận dụng cơ hội lướt sóng hoặc cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Tin bài liên quan