Chứng khoán tuần mới: Áp lực bán gia tăng

Chứng khoán tuần mới: Áp lực bán gia tăng

(ĐTCK) Nhận định của các CTCK tuần tới cho thấy, áp lực bán đang gia tăng. Nhà đầu tư cần thận trọng tránh mua phải những cổ phiếu mang tính đầu cơ.

Kết thúc tuần giao dịch từ 15/10/2012 đến 19/10/2012, trên sàn HOSE có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Nếu so với phiên cuối tuần trước, chỉ số VN-Index đã tăng 5,69 điểm (+1,45%) khi đóng cửa tuần ở mức 398,23 điểm. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh cả tuần đạt 223.930.405 đơn vị, tăng 5,15% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 2.959,21 tỷ đồng, tăng 4,95%.

HOSE - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua

Ngày

 VN
Index

+/-
(%)

 KLGD

+/-
(%)

 GTGD
(tỷ)

 +/-
(%)

15/10

 391,56

 (0,25)

 36.036.000

 (12,48)

 418,08

 (24,70)

16/10

 399,22

 1,96

 41.176.923

 (30,36)

 555,22

 (37,63)

17/10

 397,02

 (0,55)

 59.128.129

 68,97

 890,14

 97,82

18/10

 398,51

 0,38

 34.993.858

 (33,47)

 449,98

 (30,32)

19/10

 398,23

 (0,07)

 52.595.495

 (5,03)

 645,79

 (0,06)

Tổng

 5,69

1,45%

 223.930.405

 5,15

 2.959,21

 4,95

 

Trên sàn Hà Nội, thị trường lại có 1 phiên tăng và 4 phiên giảm. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số HNX-Index dừng lại ở mốc 54,74 điểm, mất đi 0,70 điểm (-0,01%) so với tuần trước. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh cả tuần đạt 169.676.482 đơn vị, tăng 0,56% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 1.175,12 tỷ đồng, tăng 0,87%.

HNX - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua

Ngày

HNX
Index

+/-
(%)

 KLGD

+/-
(%)

 GTGD
(tỷ)

+/-
(%)

15/10

 54,94

 (0,90)

 24.863.239

 (34,58)

 178,83

 (32,24)

16/10

 56,28

 2,44

 38.006.280

 18,01

 263,92

 25,03

17/10

 55,93

 (0,62)

 32.205.390

 5,86

 211,08

 1,89

18/10

 55,82

 (0,20)

 30.423.755

 (31,13)

 207,16

 (34,05)

19/10

 54,74

 (1,93)

 44.177.818

 50,03

 314,13

 68,30

Tổng

 (0,70)

 (1,26)

 169.676.482

 0,56

 1.175,12

 0,87

 

Trong tuần, khối ngoại đã mua ròng 11,05 tỷ đồng trên HNX (25,8%) và mua ròng 1,34 tỷ đồng trên HOSE (-98,8%).

Cụ thể, họ đã mua vào 4.457.773 cổ phiếu trên HNX (trị giá 46,90 tỷ đồng) và bán ra 3.626.573 cổ phiếu (trị giá 35,86 tỷ đồng). Trên sàn HOSE, họ mua vào 9.061.515 cổ phiếu (trị giá 220,35 tỷ đồng) và bán ra 7.605.155 cổ phiếu (trị giá 219,01 tỷ đồng).

Chứng khoán tuần mới: Áp lực bán gia tăng ảnh 1

Nhận định xu thế thị trường tuần từ 22/10-26/10/2012 của một số công ty chứng khoán.

CTCK

Tích cực

Tiêu cực

Trung lập

SSI

 

 

x

BVSC

 

x

 

PSI

 

x

 

VND

 

 

x

MBKE

 

x

 

MSBS

x

 

 

ACBS

 

x

 

VDSC

 

 

x

FPTS

 

 

x

CBV

 

x

 

VTS

 

 

 

HVS

x

 

 

 

CTCK Sài Gòn (SSI): Sẽ tiếp tục phân hóa mạnh

Chỉ số VN-Index có phiên cuối tuần biến động mạnh và giảm điểm. Cầu vào phiên giao dịch buổi sáng khá mạnh đẩy chỉ số vượt mốc tâm lý 400 điểm và vận động ở vùng này khá lâu. Tuy vậy, lượng bán khá dày khiến thị trường trùng xuống vào phiên giao dịch buổi chiều. Số mã tăng giá chỉ chiếm gần 43% so với mã giảm giá. GAS, VNM, EIB tăng giá giúp cho chỉ số không mất quá nhiều điểm số.

Cây nến ngày cũng cho thấy sự lưỡng lự rất lớn của hai bên cung và cầu. Khối lượng giao dịch tăng lên mức 48,97 triệu đơn vị, tăng mạnh 45,54% so với phiên trước. Đáng tiếc là khối lượng lại tăng lên trong phiên giảm điểm và là đà cản cho những phiên hồi phục (nếu có).

Chúng tôi cho rằng, sự phân hóa sẽ tiếp tục diễn ra mạnh trong những phiên của tuần giao dịch kế tiếp và như vậy danh mục đầu tư lướt sóng tiếp tục cần được thu hẹp lại nhanh chóng. Nhà đầu tư lướt cần tận dụng những đợt hồi ngắn hoặc hồi phục trong phiên để chốt lời.

CTCK Bảo Việt (BVSC): “Nhạy” hơn với những thông tin xấu

Phiên 19/10 đã cho thấy sự “thiếu bền vững” của nhịp hồi phục vừa qua cũng như hệ quả của một loạt tín hiệu “lệch pha” không lành mạnh mà chúng tôi đã cảnh báo trong các bản tin trước. Đây cũng là nguyên nhân chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn thực hiện chốt lời và đưa tỷ trọng cổ phiếu xuống mức thấp, thậm chí là tạm thời đứng ngoài thị trường. Những nhịp hồi phục nhẹ đan xen vẫn có thể xuất hiện trong các phiên giao dịch đầu tuần tới nhưng đều được xem là cơ hội bán trong một xu hướng giảm điểm chủ đạo.

Sóng giảm điểm lần này được dự báo dựa trên quan điểm của phân tích kỹ thuật có thể sẽ khá “thoải”. Sự phân hóa giữa các mã cổ phiếu vẫn sẽ tái diễn cùng thông tin kết quả kinh doanh quý 3 được công bố. Tuy nhiên, kể từ tuần tới và càng về giai đoạn sau của mùa báo cáo kết quả kinh doanh, nhóm các công ty có kết quả tiêu cực sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Mặc dù đây không phải là yếu tố mới nhưng vẫn sẽ có những tác động nhất định đến diễn biến thị trường – vốn đang trong xu hướng sụt giảm và có tính “nhạy” hơn với những thông tin xấu.

Chứng khoán tuần mới: Áp lực bán gia tăng ảnh 2

CTCK Dầu khí (PSI): Thanh khoản tăng cao không phải là một dấu hiệu tích cực

Giao dịch trên hai sàn trong những phiên cuối tuần đã thể hiện hai tín hiệu: (1) Tâm lý thận trọng tăng cao nên dư mua giá cao không còn nhiều; (2) Áp lực bán chốt lời ngắn hạn tăng mạnh sau một sóng tăng đáng kể trên hai sàn. Về mặt kĩ thuật, các ngưỡng kháng cự 411 điểm của VN-index và ngưỡng 57 điểm với HNX-Index đều là các kháng cự mạnh đang cản trở đà tăng của chỉ số hai sàn. Thanh khoản tăng cao phiên cuối tuần chủ yếu do áp lực bán chốt lời tăng mạnh và không phải là một dấu hiệu tích cực.

Với những yếu tố tác động tới thị trường như phân tích ở trên, khả năng có xác suất xảy ra cao là chỉ số hai sàn sẽ đi vào trạng thái dao động hẹp, cụ thể VN-Index dao động quanh vùng 390 điểm và HNX-Index dao động trong khoảng 54 – 57 điểm. Nếu trạng thái thanh khoản khớp lệnh trên hai sàn tiếp tục giảm dần vào tuần tới thì NĐT cần tiếp tục nâng cao sự thân trọng, ưu tiên nắm giữ tỷ lệ tiền mặt cao trong danh mục.

CTCK VnDirect (VND): Khối lượng khớp tăng mạnh có thể coi là một tín hiệu khá xấu

Thị trường diễn biến khá tiêu cực với hiện tượng giảm điểm trên diện rộng và lực bán mạnh ở nhiều mã bluechips và các nhóm dẫn dắt. Tốc độ giảm điểm cao vào cuối phiên đồng thời đi kèm khối lượng khớp tăng mạnh có thể coi là một tín hiệu khá xấu. Chốt phiên cuối tuần, HNXIndex giảm về mức 54.7, quanh mức đáy của hôm 15/10, do vậy phiên tới có thể sẽ bật lại, nhà đầu tư cần thận trọng quan sát diễn để có hành động phù hợp. Nếu thị trường tăng điểm mạnh trở lại với lực cầu lớn thì vẫn còn cơ hội tăng điểm, Ngược lại, thị trường giao dịch chậm chạp, cầu yếu, mức độ tăng điểm nhẹ thì khả năng sự hồi phục chỉ xuất hiện trong khoảng 1 đến 1 phiên rưỡi.

Khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục quan sát diễn biến thị trường để có phản ứng phù hợp: Trường hợp tăng mạnh trở lại, cầu áp đảo cung, tiếp tục nắm giữ cổ phiếu. Trường hợp tăng yếu, cầu thấp, cân nhắc bán bớt cổ phiếu tại 2 phiên đầu tuần.

CTCK Maybank Kim Eng Việt Nam (MBKE): Nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài thị trường

Cả hai sàn đồng loạt giảm điểm trong phiên cuối tuần. Mức giảm mạnh diễn ra trên HNX và các cổ phiếu nhỏ trên HSX. Sự thiệt hại thấp hơn của chỉ số VN-Index chủ yếu nhờ một số cổ phiếu vốn hóa lớn tại đây, đặc biệt là VNM (+2,3%). Khối lượng giao dịch tăng nhanh trên cả hai sàn niêm yết, được coi là dấu hiệu cho thấy người bán mạnh tay hơn sau khi hai chỉ số thử kháng cự không thành công.

Chưa có các điểm thay đổi về xu hướng của thị trường: VN-Index tiếp tục chạy trong một giai đoạn tích lũy hẹp chừng 25 điểm từ 380 tới 405 trong khi HNX-Index vẫn trong xu hướng giảm. HNX-Index thử mức kháng cự 57 điểm nhưng vấp phải lực bán mạnh tại khu vực này. Do đó, chưa có sự thay đổi nào trong xu hướng chung của chỉ số. Chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư tiếp tục đứng ngoài thị trường...

Chứng khoán tuần mới: Áp lực bán gia tăng ảnh 3

CTCK Maritime Bank (MSBS): Thị trường sẽ tăng điểm nhưng không mạnh

Hai sàn HSX và HNX đã có diễn biến đi ngang trong tuần qua với khối lượng giao dịch tăng khá so với tuần trước. Thị trường đã có sự tích lũy về mặt cung cầu cổ phiếu mặc dù xuất hiện việc bán mạnh ở một số cổ phiếu penny và cổ phiếu yếu kém. Các cổ phiếu có giao dịch khá ấn tượng trong tuần: ITA, KBC, LCM.

Chúng tôi cho rằng thị trường cần có vài phiên giao dịch với khối lượng đột biến để có thể tăng tiếp. Tuy nhiên, dù có quan điểm lạc quan về xu hướng tăng ngắn hạn, rủi ro đối với nhà đầu tư với quan điểm đầu cơ là khá hiện hữu. Khả năng tuần tới, chúng tôi đánh giá TTCK sẽ tăng điểm nhưng không mạnh. Một số cổ phiếu đáng lưu ý tuần tới: PGC, SAM, VNE, LCM.

Nhà đầu tư lưu ý rủi ro ngắn hạn như chúng tôi đề cập ở trên. Việc nắm giữ cổ phiếu chỉ nên hạn chế ở một số cổ phiếu cơ bản. Tránh giao dịch liên tục và mua bán đảo hàng trong phiên.

CTCK ACBS: VN-Index có thể quay về hỗ trợ 380

Trong các phiên tới, VN-Index có thể tiếp tục lình xình cho đến khi vượt kháng cự nhỏ 400 hoặc xa hơn là 405. Khi đó, chúng tôi kỳ vọng chỉ số sẽ hồi phục về đỉnh tháng 8 ở 437. Ngược lại, nếu giảm dưới mức 396, VN-Index nhiều khả năng đã hoàn thành sóng c của sóng Y dựa trên phân tích Elliott của chúng tôi. Khi đó, nhiều khả năng chỉ số sẽ giảm sâu hơn. Trong trường hợp xấu nhất là VN-Index sẽ bắt đầu sóng 3.

Hiện tại, chúng tôi duy trì quan điểm tiêu cực và cho rằng VN-Index có thể quay về hỗ trợ 380 trong 1, 2 tuần tới. Tiêu cực hơn, do đang dừng ở mức hỗ trợ nhỏ 54,7 điểm, chỉ số HNX-Index có thể giằng co trong 1 - 2 phiên tới. Dưới mức này, HNX-Index nhiều khả năng quay về đáy cũ ở 53,78 hoặc sâu hơn.

Ngược lại, nếu vượt kháng cự 57, chỉ số này sẽ hoàn thành mô hình Inverse Head & Shoulders với mức mục tiêu 60,22. Ở khía cạnh khác, theo phân tích Elliott của chúng tôi, HNX-Index sẽ không thể vượt 59 vì sóng 4 không thể đi vào vùng của sóng 1. Chúng tôi duy trì quan điểm tiêu cực ở bức tranh lớn hơn với HNX-Index ngay cả khi chỉ số này vượt kháng cựu 57.

Với quan điểm thận trọng, chúng tôi cho rằng đứng ngoài thị trường hoặc duy trì tỷ lệ cổ phiếu thấp là lựa chọn thích hợp ở thời điểm hiện tại.

Chứng khoán tuần mới: Áp lực bán gia tăng ảnh 4

CTCK Rồng Việt (VDSC): VN-Index sẽ tiếp tục dao động trong kênh giá hẹp

Tuần giao dịch 15-19/10, tâm lý NĐT chuyển biến lạc quan, thanh khoản duy trì ổn định. Dòng tiền tham gia thị trường vẫn duy trì ở mức xấp xỉ với tuần trước và cao hơn mức bình quân của một tháng qua khoảng 20%. Tuy vậy, thanh khoản được duy trì trong tuần này chủ yếu do nỗ lực tham gia của NĐT trong nước trong khi mức độ tham gia thị trường của NĐT nước ngoài giảm mạnh.

Hai thông tin được đón đợi trong tuần sau là mức tăng chỉ số giá (CPI) tháng 10 của các nước và KQKD quý III của các DNNY còn lại. Về phía vĩ mô, mặc dù thông tin CPI không còn nhận được nhiều quan tâm trong thời gian vừa qua, song chúng tôi cho rằng mức tăng ở chỉ số này nếu giảm tốc mạnh so với tháng Chín thì vẫn sẽ có ảnh hưởng tích cực nhất định đến thị trường. Về phía vi mô, sự phân hóa trong KQKD quý III sẽ tạo tác động trái chiều lên thị trường. Và quan sát diễn biến của tuần 15 – 19/10, chúng tôi nhận thấy tâm lý NĐT đã chuyển từ “thận trọng” sang “thận trọng - lạc quan”. Trên cơ sở cân nhắc các thông tin tác động và đánh giá tâm lý NĐT, chúng tôi cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục dao động trong kênh giá hẹp (390 – 405) vào tuần sau.

HNX-Index có biên độ dao động mạnh và tăng giảm xen kẽ cho thấy rủi ro trên thị trường này vẫn còn khá cao, bất chấp thanh khoản đã cải thiện đáng kể. Tín hiệu mua ngắn hạn vẫn chưa xuất hiện, trong khi theo phân tích sóng Elliott thì đà giảm điểm rất có thể sẽ kéo dài thêm nhiều tuần nữa trước khi tăng trưởng trở lại. Mục tiêu dự kiến không thay đổi, vẫn là vùng 44 – 47 điểm.

CTCK FPTS: Chỉ nên tham gia với tỷ trọng nhỏ

Diễn biến thị trường trong thời gian gần đây là những phiên xanh đỏ xen kẽ nhau, xu thế chủ đạo vẫn là đi ngang và được duy trì trong nhiều tháng qua.

Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên tiếp tục giữ tỷ lệ tiền cao trong danh mục và chờ đợi cơ hội khi thị trường có tín hiệu bứt phá. Chỉ nên tham gia thị trường với tỷ trọng nhỏ, mua/bán ở ngưỡng hỗ trợ/kháng cự và ưu tiên những cổ phiếu lãi lớn, sớm hoàn thành kế hoạch để kỳ vọng đến mặt bằng giá mới cao hơn.

CTCK Woori CBV: Quan sát kỹ các mốc 400-405 và 378-384

Cả 2 sàn có mức giảm không đồng đều trong phiên ngày 19/10 do sự biến động giá của những cổ phiếu ảnh hưởng tới chỉ số trái ngược nhau. Do vậy, có khả năng cả 2 chỉ số vẫn chưa có đủ động lực để thoát khỏi mô hình tích lũy hiện tại.Theo chúng tôi, nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu để hạn chế rủi ro.

Các mốc cơ sở để định hình xu hướng tăng hoặc giảm dài hơn đối với chỉ số VN-Index ở khoảng 400-405 và 378-384 điểm. Theo đó, cần quan sát động thái của thị trường kỹ lưỡng ở các mốc này để quyết định chiến lược đầu tư.

Chứng khoán tuần mới: Áp lực bán gia tăng ảnh 5

CTCK Việt Thành (VTS): Tránh giải ngân vào những mã mang tính đầu cơ cao

Diễn biến thị trường tuần qua khá sôi động với sóng của các penny mang tính đầu cơ cao, tuy nhiên thị trường kết thúc tuần với sự trái chiều trên 2 sàn. Chúng tôi quan sát thấy thanh khoản vẫn duy trì ở mức khá tốt khoảng 25-40 triệu đơn vị/phiên đối với cả 2 sàn và bên cạnh nhóm đầu cơ thì lực cầu cũng tỏ ra khá mạnh đối với những mã có KQKD ấn tượng trong 9 tháng đầu năm.

Các DN đã công bố KQKD trong quý 3 phản ánh sự tốt xấu đan xen giữa các ngành, trong khi các DN hàng tiêu dùng, thực phầm, săm lốp đạt KQKD ấn tượng thì các ngành bất động sản, xây lắp lại có thêm 1 quý kinh doanh ảm đạm. Chúng tôi cho rằng sự phân hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ giữa các nhóm ngành nếu như không có thông tin tiêu cực từ chỉ số CPI, các ngành săm lốp, cao su tự nhiên, hàng tiêu dùng, thực phẩm… sẽ được ưu tiên lựa chọn so với các ngành bất động sản, xây lắp.

Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên giải ngân vào những mã có yếu tố cơ bản tốt tại những phiên thị trường có dấu hiệu điều chỉnh nhằm giảm thiểu rủi ro và tránh giải ngân vào những mã mang tính đầu cơ cao.

CTCK Hùng Vương (HVS): Cơ hội thị trường vẫn đang mở ra khá lớn cho các nhà đầu tư

Theo quan điểm chúng tôi, sự thiếu vắng các thông tin hỗ trợ trên thị trường và chưa có sự tham gia của dòng tiền mới là yếu tố tạo nên sự giằng co trong các phiên vừa qua. Nhiều khả năng xu hướng này vẫn tiếp tục chi phối đến các chỉ số trong các phiên tới. Nhưng chúng tôi xác định đây là giai đoạn tích lũy của thị trường để kỳ vọng vào một sóng tăng trong thời gian tới.

Chúng tôi đánh giá cơ hội thị trường vẫn đang mở ra khá lớn cho các nhà đầu tư, tuy nhiên sự lựa chọn danh mục là điều cần phải hết sức cân nhắc trong thời điểm hiện tại. Các hoạt động đầu cơ vẫn tiềm ẩn mức độ rủi ro rất lớn, đặc biệt là nhóm các cổ phiếu Penny có kết quả kinh doanh thấp. Vì vậy, việc ưu tiên giải ngân theo chúng tôi nên tập trung vào các cổ phiếu Bluechip và có mức thanh khoản cao.