Chứng khoán toàn cầu có năm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chứng khoán toàn cầu đã kết thúc một năm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 sau cuộc chiến của các ngân hàng trung ương nhằm chế ngự lạm phát và xung đột Nga-Ukraine đã tạo ra những làn sóng mạnh mẽ tràn qua thị trường tài sản.
Chứng khoán toàn cầu có năm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Chỉ số MSCI All-World về cổ phiếu của các thị trường phát triển và thị trường mới nổi đã giảm gần 20% giá trị vào năm 2022, với chứng khoán từ Phố Wall đến Thượng Hải và Frankfurt đều ghi nhận những khoản sụt giảm đáng kể.

Thị trường trái phiếu cũng bị bán tháo mạnh, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng từ khoảng 1,5% vào cuối năm ngoái lên 3,8% - và cũng là mức tăng lớn nhất trong một năm dựa vào dữ liệu của Bloomberg từ những năm 1960.

Diễn biến chỉ số MSCI All World, trái phiếu và giá hàng hóa

Diễn biến chỉ số MSCI All World, trái phiếu và giá hàng hóa

Đồng đô la Mỹ đã tăng 9% so với rổ 6 đồng tiền chính đã gây thêm áp lực lên nhiều thị trường. Các nền kinh tế đang phát triển đã bị ảnh hưởng đặc biệt lớn do thường xuyên vay bằng đô la và nhiều mặt hàng nhập khẩu chính được định giá bằng đồng tiền của Mỹ.

Năm 2022 là một năm đen tối đối với thị trường tài chính khi các ngân hàng trung ương do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dẫn đầu đã tăng chi phí đi vay trong nỗ lực kiểm soát đợt lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Lãi suất tăng nhanh trên toàn cầu đã giáng một đòn đặc biệt mạnh mẽ vào nhiều công ty tăng trưởng cao đã làm ăn phát đạt khi các ngân hàng trung ương và chính phủ đưa ra hàng loạt biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu trong cuộc khủng hoảng Covid-19 năm 2020.

Luca Paolini, chiến lược gia trưởng tại Pictet Asset Management cho biết: “Chúng ta đã gặp tình trạng này trong nhiều năm khi cổ phiếu và trái phiếu đều đắt đỏ vì chúng là cùng một kịch bản được thúc đẩy bởi lạm phát thấp và lãi suất thấp. Bài học của năm nay là đến một lúc nào đó sẽ là thời điểm phải tính toán lại, và khi đến thì thật tàn khốc”.

Cổ phiếu Tesla đã giảm gần 2/3 giá trị trong năm nay, trong khi nhà sản xuất chip Nvidia đã giảm 50%. Apple và Microsoft đã giảm gần 30%, trong khi Alphabet giảm gần 40% và Meta đã giảm mạnh 64%.

Nhìn chung, chỉ số chứng khoán S&P 500 đã giảm 19% trong năm nay và chỉ số Nasdaq Composite tập trung vào công nghệ giảm 33%. Giá trị của thị trường tiền điện tử đã giảm 1.700 tỷ USD kể từ đầu năm 2022, là một dấu hiệu cho thấy cơn sốt đầu cơ nắm giữ vào năm 2020 đã sụp đổ như thế nào trong năm nay.

Các thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc cũng hứng chịu một đòn giáng mạnh khi nền kinh tế bị gián đoạn bởi các biện pháp Zero Covid nghiêm ngặt và nước này hiện đang phải chiến đấu với một làn sóng lây nhiễm lớn khi mở cửa trở lại. Chỉ số CSI 300 đã giảm 22% tính theo đồng nội tệ và 28% tính theo đồng đô la.

Chỉ số MSCI châu Âu giảm khoảng 16% tính theo đồng đô la, nhưng chỉ giảm 11% nếu tính theo đồng euro.

Xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang vào cuối tháng 2 càng làm phức tạp thêm bức tranh đối với các nhà đầu tư, làm gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên liệu thô quan trọng và làm bùng phát thêm những gì vốn đã là một đợt lạm phát nghiêm trọng. Hàng hóa là một trong những mặt hàng hiếm hoi tăng giá trên thị trường toàn cầu trong năm nay. Cụ thể, chỉ số S&P GSCI về hàng hoá đã tăng 7%, với giá năng lượng và nông nghiệp tăng mạnh.

Chỉ số FTSE 100 của London chủ yếu với các công ty năng lượng, khai thác mỏ và dược phẩm, đã tăng nhẹ từ đầu năm đến nay.

Cường độ biến động của thị trường năm nay làm nổi bật quy mô thay đổi chế độ mà các nhà đầu tư toàn cầu phải đối mặt, họ là những nhà đầu tư đã quen thuộc với thời kỳ lãi suất thấp kể từ khi các ngân hàng trung ương triển khai các biện pháp phi thường để hỗ trợ nền kinh tế thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đại dịch Covid xuất hiện sau 12 năm.

Lãi suất cao hơn đã làm giảm sức hấp dẫn của việc nắm giữ các tài sản như cổ phiếu và các khoản trái phiếu rủi ro hơn vì các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận tốt hơn bằng tiền mặt hoặc các tài sản cực kỳ an toàn như trái phiếu chính phủ của Mỹ, Đức hoặc Nhật Bản. Vì lãi suất cao hơn khiến cho việc vay mượn trở nên đắt đỏ hơn, chúng cũng có xu hướng gây áp lực lên nền kinh tế rộng lớn hơn bằng cách thắt chặt các điều kiện tài chính đối với các công ty và doanh nghiệp.

Tin bài liên quan