Chứng khoán phái sinh: Lợi ích đi kèm rủi ro

Chứng khoán phái sinh: Lợi ích đi kèm rủi ro

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK)  Chứng khoán phái sinh đang trở nên phổ biến hơn, bởi lẽ, đây là công cụ phòng vệ tài khoản hiệu quả, nhất là khi thị trường biến động mạnh. Việc hiểu rõ về chứng khoán phái sinh bao gồm cả những lợi ích, rủi ro song hành của nó sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp với bản thân.

Chứng khoán phái sinh là gì?

Phái sinh là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị của các tài sản cơ sở khác nhau như tài sản, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu. Chứng khoán phái sinh là 1 hợp đồng được thiết lập giữa hai bên tham gia về một giao dịch sẽ được thực hiện trong tương lai. Giao dịch được thỏa thuận trong hợp đồng thường liên quan đến việc mua/ bán một tài sản quy ước. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh được quy định là chứng khoán, các chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác. Trong thời gian tồn tại của hợp đồng, giá trị của chứng khoán phái sinh thay đổi theo sự biến động giá tài sản cơ sở.

Phân loại sản phẩm chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh có 4 loại chính:

Hợp đồng kỳ hạn (Forward): Là sự thỏa thuận mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong tương lai. Mức giá của tài sản được xác định trước tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Hợp đồng tương lai (Future): Là thỏa thuận mua bán một loại tài sản cơ sở nhất định. Hợp đồng quy định mức giá chuyển giao của tài sản tại một thời điểm trong tương lai. Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai.

Hợp đồng quyền chọn (Option): Là hợp đồng cho phép người nắm giữ nó có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Mức giá của tài sản cơ sở đã được xác định từ trước.

Hợp đồng hoán đổi (Swap): Hai bên đối tác trao đổi dòng tiền này lấy một dòng tiền khác của bên kia.

Lợi ích và rủi ro khi giao dịch chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phải sinh là công cụ hỗ trợ gia tăng lợi nhuận hiệu quả cho NĐT với những lợi ích có thể kể đến:

- Đòn bẩy cao: Chỉ cần ký quỹ một phần giá trị hợp đồng, NĐT đã có thể tham gia phái sinh. Với mức đòn bẩy cao, lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn nhiều so với giao dịch cổ phiếu cơ sở.

- Mua/bán liên tục trong ngày: Nếu như khi giao dịch cổ phiếu, NĐT phải chờ đến ngày T+2 cổ phiếu về tài khoản thì mới được bán, thì ở giao dịch hợp đồng tương lai, NĐT có thể liên tục đóng/ mở vị thế trong phiên nhằm gia tăng lợi nhuận.

- Phòng vệ hoặc kiếm lời khi thị trường giảm điểm: Trên thị trường cơ sở, NĐT không có công cụ sinh lời khi thị trường giảm điểm. Với hợp đồng tương lai, NĐT có thể tham gia vào vị thế bán bất kì lúc nào. Khi chỉ số giảm đúng như dự đoán, NĐT sẽ có được lợi nhuận từ giao dịch hợp đồng tương lai của mình vì “bán cao- mua thấp”. Nói cách khác khác, phái sinh là công cụ phân tán rủi ro khi giao dịch cổ phiếu.

Chứng khoán phái sinh có thể mang đến lợi nhuận cao nhưng đổi lại là những rủi ro nhất định khi tham gia thị trường này.

- Biến động giá lớn: Đặc tính của phái sinh là tỷ lệ đòn bẩy cao (khoảng 6 lần), do đó, giá biến động lớn và nhanh. NĐT khi tham gia cần nắm vững kiến thức cũng như chuẩn bị tâm lý để tránh mua/bán quá nhiều trong ngày theo biến động giá và dẫn đến thua lỗ.

- Rủi ro force sell: Khi giao dịch phái sinh, NĐT chỉ ký quỹ một phần nhỏ. Vì vậy, nếu bị lỗ, chứng khoán phái sinh sẽ nhanh chóng bị force sell hơn chứng khoán cơ sở.

- Rủi ro thị trường: Ngoài ra, chứng khoán phái sinh chịu tác động mạnh của thị trường. Vậy nên, NĐT cần lưu ý các điểm đảo chiều hoặc các biến động mạnh.

- Rủi ro vĩ mô: Rủi ro cũng có thể xảy ra khi một trong các mã trong nhóm VN30 chịu tác động tiêu cực từ vĩ mô. Điều này yêu cầu NĐT cần theo dõi kỹ các mã cổ phiếu VN30 trên thị trường cơ sở và nắm vững quy tắc chốt lời/ cắt lỗ để kiểm soát hiệu quả đầu tư.

Nhà đầu tư có thể tìm hiểu kiến thức về chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở khác trên website của Pinetree và trải nghiệm giao dịch trên nền tảng WebTrading, ứng dụng AlphaTrading với nhiều ưu đãi đặc quyền dành cho Nhà đầu tư.

Tin bài liên quan