Chứng khoán Mỹ khởi động năm mới trong sắc đỏ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Phố Wall đã giảm vào ngày giao dịch đầu tiên của năm 2023 với lực cản lớn từ Tesla và Apple, trong khi các nhà đầu tư cũng lo lắng về lộ trình tăng lãi suất của Fed trong năm mới.
Chứng khoán Mỹ khởi động năm mới trong sắc đỏ

Cổ phiếu của nhà sản xuất xe điện Tesla đã giảm hơn 12%, trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất trên Nasdaq, sau khi công đã bàn giao 405.278 xe trên toàn thế giới trong quý IV/2022, mức kỷ lục từ trước đến nay. Mặc dù vậy, kết quả này vẫn thấp hơn kỳ vọng của phố Wall.

Cổ phiếu nhà sản xuất iPhone Apple đã giảm 3,7% sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2021, sau khi nhà phân tích hạ xếp hạng do Apple cắt giảm sản xuất tại Trung Quốc.

Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã kết thúc năm 2022 với mức giảm lớn nhất kể từ năm 2008, do tốc độ tăng lãi suất nhanh nhất của Fed kể từ những năm 1980 để dập tắt lạm phát cao trong nhiều thập kỷ.

Chris Zaccarelli, Giám đốc đầu tư tại Independent Advisor Alliance ở Charlotte, cho biết: "Chúng ta đang ở trong một thị trường giá xuống. Tiêu cực là phản ứng mặc định đối với mọi thứ. Cho đến khi Fed thực sự thay đổi giọng điệu của họ, đó là một trận chiến khó khăn cho thị trường”.

Các nhà đầu tư vào thứ Tư sẽ theo dõi chặt chẽ biên bản cuộc họp chính sách tháng 12 của Fed sẽ được công bố, khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất thêm 0,5% sau bốn lần tăng 0,75% liên tiếp trước đó và báo hiệu lãi suất có thể duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.

Các dữ liệu kinh tế khác sẽ được công bố trong tuần này bao gồm báo cáo sản xuất ISM cũng vào thứ Tư và báo cáo việc làm của tháng 12 vào thứ Sáu.

Kết thúc phiên 3/1, chỉ số Dow Jones giảm 10,88 điểm (-0,03%), xuống 33.136,37 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 15,36 điểm (-0,40%), xuống 3.824,14 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 79,50 điểm (-0,76%), xuống 10.386,98 điểm.

Chứng khoán châu Âu tăng, được thúc đẩy chính nhờ cổ phiếu các công ty dược phẩm vốn hóa lớn, trong khi nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức chứng kiến ​​lạm phát giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 12.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 1,22% lên 434,18 điểm, mức cao nhất trong gần ba tuần.

Phiên này, nhóm cổ phiếu Novo Nordisk, AstraZeneca và Novartis mỗi công ty tăng khoảng 2,8% góp sức giúp chỉ số chăm sóc sức khỏe châu Âu tăng 1,8%.

JPMorgan cho biết họ kỳ vọng lĩnh vực dược phẩm và công nghệ sinh học của châu Âu sẽ duy trì mức giá cao, ít nhất là trong thời kỳ lo ngại về suy thoái kinh tế, và đặt tên cho Novo Nordisk và AstraZeneca là những lựa chọn hàng đầu, đồng thời nâng cấp với cổ phiếu Novartis.

Dữ liệu cho thấy lạm phát của Đức đã giảm vào tháng trước do giá năng lượng giảm và chính phủ thanh toán một lần hóa đơn năng lượng cho các hộ gia đình.

Các nhà đầu tư đang tìm kiếm các dấu hiệu giảm áp lực giá trong khu vực, đặc biệt là sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn.

Franziska Palmas, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Âu tại Capital Economics, cho biết: "Lạm phát của Đức giảm mạnh trong tháng 12 là do trợ cấp năng lượng một lần, vì vậy nó có thể sẽ đảo ngược vào tháng 1".

Dữ liệu vào thứ ba cũng cho thấy tình trạng thiếu nguyên liệu đã giảm bớt trong lĩnh vực sản xuất của Đức vào cuối năm nay.

Trong số các động lực riêng lẻ, Deutsche Bank đã tăng 1,6% nhờ báo cáo rằng ngân hàng này đang đi đúng hướng với các mục tiêu tái cấu trúc và sẽ giữ nguyên dự báo cho đến năm 2025, bất chấp rủi ro từ xung đột tại Ukraine, lạm phát cao hơn trọng và suy thoái kinh tế.

Cổ phiếu Brenntag của Đức đã tăng 4,8% sau khi nhà phân phối hóa chất cho biết, họ đang kết thúc các cuộc đàm phán về khả năng tiếp quản đối thủ nhỏ Univar Solutions của Mỹ.

Kết thúc phiên 3/1: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 102,35 điểm (+1,37%), lên 7.554,09 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 112,41 điểm (+0,80%), lên 14.181,67 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 29,32 điểm (+0,44%), lên 6.623,89 điểm.

Giá dầu thô lao dốc do lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu năm 2023, sau khi Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lên tiếng cảnh báo về một giai đoạn đầy khó phía trước của kinh tế toàn cầu.

Kết thúc phiên 3/1, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 3,33 USD/thùng (-4,33%), xuống 76,93 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 3,81 USD/thùng (-4,64%), xuống 82,10 USD/thùng.

Tin bài liên quan