Chứng khoán Mỹ giảm khi kinh tế khó khăn thêm một lần nữa

Chứng khoán Mỹ giảm khi kinh tế khó khăn thêm một lần nữa

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhiều con số về thị trường lao động tại Mỹ đã cho thấy kinh tế quốc gia này lại trở nên khó khăn thêm một lần nữa.

Bất chấp sự đảm bảo từ chính quyền Trump rằng thời điểm tốt hơn đã đến, đại dịch ngày càng tồi tệ đang kìm hãm hoặc thậm chí dập tắt sự phục hồi của nền kinh tế.

Từ việc ăn uống tại nhà hàng đến du lịch hàng không và bây giờ đến việc nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ngày càng tăng cho thấy nước Mỹ hồi phục sau đại dịch đang bị đình trệ vài ngày trước khi viện trợ liên bang trị giá hàng trăm tỷ USD sắp hết hạn.

Chứng khoán Mỹ giảm khi kinh tế khó khăn thêm một lần nữa ảnh 1

Biểu đồ thể hiện số lượng hồ sơ yêu cầu trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ

Các nhà lập pháp có thể đưa ra thỏa thuận về các gói kích thích mới nhưng hiện tại vẫn khá xa để đạt được sự thống nhất.

Cho dù các cuộc đàm phán cuối cùng có thành công hay không, một điều bây giờ đã rõ ràng là cho đến khi có vắc xin hoặc thuốc điều trị hiệu quả cho Covid-19, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ trải qua tăng trưởng mờ nhạt và tệ nhất là kéo dài thời gian suy thoái.

“Nếu các nhà lập pháp không nhanh chóng thông qua một gói cứu trợ lớn bao gồm trợ giúp cho chính quyền các bang và địa phương, hỗ trợ thu nhập cho người thất nghiệp thì nền kinh tế sẽ chịu một cuộc suy thoái kép”, theo Mark Zandi, chuyên gia kinh tế tại Moody’s Analytics.

“Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục duy trì ở mức 2 con số cho đến khi đại dịch kết thúc”, ông nói.

Số lao động nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã tăng vọt trở lại, lên gần 1,42 triệu trường hợp trong tuần kết thúc vào ngày 18/7 và điều này cũng thu hút sự quan tâm đối với các nhà đầu tư chứng khoán vốn xem tin xấu là một chỉ báo muộn. Thông tin này đã kéo S&P 500 giảm 1,2% trong phiên 23/7, đánh dấu mức giảm lớn nhất trong một tháng.

“Các phản ứng tài chính đối với suy thoái Covid-19 đang cạn kiệt giống như trường hợp tình hình lây lan virus làm ảnh hưởng sự phục hồi kinh tế. Điều quan trọng nhất hiện tại là tăng cường trợ cấp thất nghiệp khi gói hỗ trợ này hết hạn vào tháng 7. Một loạt các chương trình khác cũng sẽ cần được mở rộng để tránh kinh tế dịch chuyển từ hồi phục sang suy thoái”, theo Andrew Husby, chuyên gia kinh tế Bloomberg.

Tin bài liên quan