Boeing, Gilead và Facebook công bố kết quả kinh doanh khả quan giúp cổ phiếu của các hãng này tăng mạnh, trong khi đó, Phố Wall cũng chịu tác động từ nhóm cổ phiếu công nghệ khi kết quả kinh doanh của khối này không được tốt.
Ngoài ra, doanh số bán nhà mới của Mỹ trong tháng 3 vừa được công bố giảm hơn dự kiến cũng tác động đến tâm lý nhà đầu tư trong phiên giao dịch này.
Chỉ số PMI sơ bộ của Mỹ trong tháng 4 tăng nhẹ lên 55,4 trong tháng 4 từ mức 55.
Kết thúc phiên 23/4, chỉ số Dow Jones giảm 12,72 điểm (-0,08%), xuống 16.501,65 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,16 điểm (-0,22%), xuống 1.875,39 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 34,49 điểm (-0,83%), lên 4.126,97 điểm.
Theo báo cáo nhanh, chỉ số PMI dịch vụ của Liên minh châu Âu (EU) tăng nhẹ lên 52,5 trong tháng 4 từ mức 52,2 trong tháng 3. PMI sản xuất của khu vực cũng tăng nhẹ lên 53,3 trong tháng 4 từ mức 53,0 trong tháng 3.
Tuy vậy, thị trường không mấy phản ứng với dữ liệu PMI vừa được công bố, mà chủ yếu bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh quý I. Chứng khoán châu Âu, cũng giống chứng khoán Mỹ đã giảm nhẹ trở lại trong phiên thứ Tư do kết quả kinh doanh đáng thất vọng của Ericsson và nhà sản xuất chip ARM Holdings.
Kết thúc phiên 23/4, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 7,02 điểm (-0,11%), xuống 6.674,74 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 55,90 điểm (-0,58,%), xuống 9.544,19 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 33,13 điểm (-0,74%), xuống 4.451,08 điểm.
Trên thị trường châu Á, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc giảm xuống 48,0 trong tháng 4 từ mức 48,3 của tháng 3. Việc chỉ số PMI dưới 50.0 cho thấy suy giảm trong lĩnh vực này. Thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là chứng khoán châu Á và châu Âu bị ảnh hưởng mạnh bởi sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.
Với dữ liệu không tích cực vừa được công bố của kinh tế Trung Quốc, chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc giảm điểm trong phiên thứ Tư, trong khi đó, chứng khoán Nhật Bản phục hồi tốt nhờ ảnh hưởng từ chứng khoán Âu, Mỹ trước đó.
Kết thúc phiên 23/4, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 157,5 điểm (+1,09%), lên 14.546,77 điểm. Chứng khoán Hồng Kông giảm 221,04 điểm (-0,97%), xuống 22.509,64 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc giảm 5,45 điểm (-0,26%), xuống 2.067,38 điểm.
Giá vàng ổn định trong phiên giao dịch thứ Tư với biên độ dao động hẹp, chỉ khoảng 7 USD/ounce trước.
Kết thúc phiên 23/4, giá vàng giao ngay trên thị trường New York đứng yên ở mức 1.283,70 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 tăng 3,5 USD (+0,27%), lên 1.284,6 USD/ounce.
Giá dầu thô tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi thông tin kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng cao và gần chạm mốc kỷ lục được đưa ra ngày trước.
Kết thúc phiên 23/4, giá dầu thô Mỹ giảm 0,31 USD (-0,31%), xuống 101,44 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,16 (-0,15%), xuống 109,11 USD/thùng.