Chứng khoán đầu tuần mới: Vẫn bán ra là chính

Chứng khoán đầu tuần mới: Vẫn bán ra là chính

(ĐTCK) Xu thế chính trong thời gian tới vẫn sẽ là chốt ra. Các phiên phục hồi hoặc giằng co đi ngang sẽ chỉ mang tính kỹ thuật hoặc tích lũy ngắn hạn nhiều hơn.

Trong tuần từ ngày 28/7-1/8, cả 2 sàn đều điểm nhẹ với thanh khoản ở mức trung bình thấp.

Trên sàn HOSE, với 2 phiên tăng điểm và 3 phiên giảm điểm. Tính chung cả tuần VN-Index giảm 6,24 điểm, tương đương giảm 1,02%, chốt tuần ở mức 593,9 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 76,93 triệu đơn vị/phiên, giảm 17,93% so với tuần trước và tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.389,16 tỷ đồng, giảm 13,04% so với tuần trước.

Giao dịch trên HOSE trong tuần qua

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

1/8

593,90

-2,17(-0,36%)

65.130.297

1.293.100

31/7

596,07

+6,74(+1,14%)

64.622.962

1.240.970

30/7

589,33

-2,91(-0,49%)

81.073.130

1.679.400

29/7

592,24

+2,79(+0,47%)

62.283.321

1.010.220

28/7

589,45

-10,69(-1,78%)

111.541.350

1.722.110

Tổng

-6,24(-1,02%)

384.651.060

6.945.800

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và phiên giữa tuần không biến động. Kết thúc tuần, HNX-Index giảm 0,42 điểm, tương ứng giảm 0,49% đứng ở mức 79,01 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 36,31 triệu đơn vị/phiên, giảm 20% so với tuần trước và tổng giá trị đạt 421,51 tỷ đồng, giảm 25,67% so với tuần trước.

Giao dịch trên HNX trong tuần qua

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

1/8

79,01

-0,25(-0,31%)

41.044.537

456.590

31/7

79,26

+0,98(+1,25%)

28.475.803

364.220

30/7

78,28

0,00(0,00%)

26.481.987

322.110

29/7

78,28

+0,55(+0,71%)

31.033.910

363.000

28/7

77,73

-1,70(-2,14%)

54.517.554

601.650

Tổng

-0,42(-0,49%)

181.553.791

2.107.570

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tuần qua thiếu tích cực, xu thế chốt lời trên sàn HOSE tiếp tục được đẩy mạnh. Đáng chú ý là phiên bán ròng đột biến VIC ngày 30/7 đã khiến tổng giá trị giao dịch của khối này trong tuần qua bán ròng khá mạnh.

Tính chung trên cả hai sàn trong tuần qua, khối ngoại đã bán ròng 1,49 triệu đơn vị với tổng giá trị 382,32 tỷ đồng. Trong khi tuần trước, khối này mua ròng 3,89 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 42,09 tỷ đồng.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần

Ngày

Khối lượng

Giá trị (tr.đồng)

Mua

Bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

1/8

6,647,167

6,325,527

321,640

354,510

333,170

21,340

31/7

4,239,812

5,017,502

-777,690

273,430

295,410

-21,980

30/7

4,039,170

9,356,430

-5,317,260

136,380

613,520

-477,140

29/7

4,581,581

2,304,194

2,277,387

140,070

85,850

54,220

28/7

3,914,000

1,904,600

2,009,400

98,820

57,580

41,240

Tổng

23,421,730

24,908,253

-1,486,523

1,003,210

1,385,530

-382,320

Trong đó, khối này mua vào 23,42 triệu đơn vị, trị giá 1.003,21 tỷ đồng và bán ra 24,91 triệu đơn vị, trị giá 1.385,53 tỷ đồng.

Nhận định của các CTCK:

Thị trường chưa có dấu hiệu tích cực

CTCK Maybank Kim Eng (MBKE)

Đà hồi phục ở phiên trước bị đứt quãng, thị trường ghi nhận kết quả suy giảm trở lại trong ngày giao dịch cuối tuần. VN-Index kết thúc phiên tại mức điểm 593,9 điểm (-0,36%) trong khi HNX-Index dừng chân ở 79,0 điểm (-0,31%). Thanh khoản vẫn tiếp tục duy trì mức yếu. Cụ thể, HSX chỉ ghi nhận 59,8 triệu đơn vị khớp lệnh với giá trị đạt 982 tỷ đồng, giảm thêm 6% từ mức thấp của phiên trước đó.

Thông tin quan trong của phiên cuối tuần là việc HSBC công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 7/2014 ở mức 51,7 điểm, thấp hơn so với mức 52,3 điểm trong tháng 6.

Con số này hàm ý rằng mặc dù ngành sản xuất tiếp tục mở rộng, mức độ tăng trưởng đang có dấu hiệu hạ nhiệt so với tháng trước do sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng ở mức độ yếu hơn. Ngoài ra, chi phí của các doanh nghiệp trong kỳ cũng gia tăng chủ yếu là do thắt chặt quy định về tải trọng khiến chi phí vận chuyển tăng.

Trong phiên cuối tuần, NĐTNN mua ròng nhẹ trở lại sau một số phiên bán ròng. Nhìn chung, giao dịch khối ngoại đã có chuyển biến rõ nét từ giai đoạn mua ròng mạnh mẽ trong quý II sang giai đoạn “giao dịch cân bằng” từ tháng 7 đến nay.

Như đã nhiều lần lưu ý trước đó, Maybank Kim Eng bảo lưu nhìn nhận có phần kém tích cực hơn trong ngắn hạn dành cho thị trường (dù vẫn rất tin tưởng vào triển vọng trung dài hạn), khả năng VN-Index mau chóng chinh phục thành công kháng cự 610 không được chúng tôi đánh giá cao.

Với nhìn nhận nêu trên, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư tận dụng các phiên hồi phục để giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp nhằm hạn chế rủi ro.

Thị trường chưa có triển vọng để bứt phá

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 8, các chỉ số nhanh chóng đảo chiều đóng cửa trong sắc đỏ sau khi chỉ số PMI tháng 7 tiếp tục đà suy giảm tháng thứ 3 dù lĩnh vực sản xuất vẫn ở trạng thái tăng trưởng.

Gần như thiếu vắng các thông tin hỗ trợ, sắc đỏ mở rộng trở lại khiến các chỉ số đóng cửa giảm nhẹ. Điểm nhấn trong 2 tuần qua là các chỉ số liên tục tăng giảm xen kẽ qua các phiên với dải dao động khá hẹp từ 590-600 cho VN-Index và 78-80 đối với HNX-Index.

Về mặt cơ bản, diễn biến thị trường đang khá trầm lắng diễn ra trong bối cảnh KQKD quý II thiếu tích cực. Tỷ lệ doanh nghiệp công bố lợi nhuận suy giảm chiếm áp đảo. Trong khi đó, bức tranh vĩ mô vẫn chưa phát đi tín hiệu cải thiện rõ nét.

Chúng tôi cho rằng, triển vọng thị trường trong các phiên sắp tới khó có thể bức phá cùng với mức độ rủi ro đáng kể cho hoạt động lướt sóng.

Do đó, nhà đầu tư chỉ nên duy trì vị thế nắm giữ cổ phiếu ở tỷ trọng thấp và chúng tôi không khuyến khích nhà đầu tư T+ tích cực tìm kiếm lợi nhuận vào thời điểm này.”

Các chỉ số tiếp tục đi ngang và giảm điểm

CTCK FPT (FPTS)

Với nhận định xu thế đi ngang và giảm điểm sẽ chi phối vận động của VN-Index và HNX-Index trong tuần tới.

Do đó đối với nhà đầu tư lướt sóng đang nắm giữ cổ phiếu nên tranh thủ các phiên Bulltrap để giảm bớt tỷ lệ nắm giữ, nhà đầu tư lướt sóng chưa nắm giữ cổ phiếu nên kiên nhẫn chờ đợi VN-Index giảm ngưỡng 580 thì có thể xem xét giải ngân.

Nhà đầu tư dài hạn cũng có thể chờ đợi VN-Index giảm sâu hơn để mua được cổ phiếu cơ bản tốt với giá hợp lý.

Dao động lình xình

CTCK BIDV (BSC)

Thị trường phiên cuối tuần giảm điểm và khối lượng khớp lệnh thu hẹp so với phiên trước. Các mã Bluechips như GAS, VNM, PVD, HPG cũng đột ngột giảm điểm trong phiên ATC. Đáng chú ý, một số mã FLC, VIC, SAM, HAG thể hiện tín hiệu tích cực xét về giá trị giao dịch. Một tín hiệu khác tích khi nước ngoài mua ròng 26,75 tỷ sau hai phiên bán ròng mạnh.

Trong tuần qua, thị trường đã phần nào lấy lại được cân bằng ở những phiên gần đây, tuy nhiên vẫn chưa thể lấy lại hết điểm số đã đánh mất ở phiên giảm điểm mạnh vào đầu tuần. Trạng thái giằng co vẫn liên tục xuất hiện như trong thời gian qua. Do đó, như chúng tôi đã đánh giá, diễn biến chủ đạo cho thị trường trong tuần tới có thể vẫn sẽ là kịch bản dao động lình xình với khối lượng vừa phải. Vùng hỗ trợ 580 được đánh giá khá vững, tuy nhiên, tình hình sẽ xấu đi nhiều nếu vùng này bị phá vỡ một cách dứt khoát.

Hiện tại, chúng tôi nhận định nhiều khả năng thị trường tiếp tục xu hướng giảm trong nhưng phiên tới, tuy nhiên cường độ sẽ không mạnh mẽ và đột ngột như tuần này. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư chưa nên tăng tỷ trong danh mục trong giai đoạn này, tận dụng nhịp điều chỉnh của thị trường bán chốt lãi, giảm tỷ trọng danh mục, hạn chế giao dịch những mã đầu cơ trong những phiên tới có thể vẫn tồn tại nhiều rủi ro.

Thị trường sẽ giảm điểm

CTCK Maritimebank (MSBS)

Thị trường chứng khoán chứng kiến một tuần tăng điểm của hai chỉ số tuy nhiên giao dịch diễn biến trầm lắng. Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp và có xu hướng giảm dần do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi hai chỉ số đang ở gần những mốc kháng cự mạnh.

Chỉ số đang VN-index giao dịch quanh đường SMA20 và khả năng giảm sâu trong ngắn hạn có thể xảy ra nếu đường này bị phá vỡ. Theo nhận định của chúng tôi, tuần giao dịch tới nhiều khả năng sẽ là một tuần điều chỉnh của thị trường.

Chỉ số VN-index có thể sẽ giảm về mốc 575 – 580 điểm. Chúng tôi nghiêng về kịch bản thị trường sẽ giảm điểm ngay trong phiên giao dịch thứ hai đầu tuần. Trong điều kiện thị trường hiện tại, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên hạn chế mở thêm vị thế mua, đặc biệt là trong ngắn hạn, chờ đợi cơ hội giải ngân tốt hơn.

Hai chỉ số tiếp tục giằng co

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Thị trường trải qua 1 tuần giảm điểm nhẹ trên cả 2 sàn với tính thanh khoản ở mức trung bình thấp. Điểm tích cực của thị trường trong tuần là lực cầu bắt đáy xuất hiện tương đối mạnh giúp 2 chỉ số thoát khỏi kịch bản giảm điểm sâu.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhìn chung có mức điều chỉnh sâu hơn thị trường, trong đó có thể kể đến diễn biến giảm điểm của GAS, MSN và DPM.

Về diễn biến chỉ số ngành, ngành nông thủy sản có mức tăng đột biến, chủ yếu đến từ diễn biến tăng điểm của MPC; trong khi đó chứng khoán có tuần giảm điểm sâu với đa số các mã trong đó có thể kể đến SSI, HCM và KLS.

Trong phiên cuối tuần, HSBC đã công bố chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 7 đạt mức 51,7 điểm, giảm tháng thứ 3 liên tiếp kể từ mốc cao kỉ lục 53,1 đạt được vào tháng 4.

Với việc chỉ số PMI đạt mức trên 50 tháng thứ 11 liên tiếp đã cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam vẫn đang trong xu hướng hồi phục với số đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng cao mặc dù đà tăng có phần chững lại.

Chúng tôi cho rằng, tín hiệu này xuất phát một phần từ yếu tố mùa vụ trong tháng 7 và mặt khác do tốc độ hồi phục khá chậm của tổng cầu.

Bên cạnh đó, HSBC cũng nêu rõ, việc giữ chân nhân viên gặp nhiều khó khăn và số lượng doanh nghiệp mới tăng yếu cũng khiến tổng sản lượng sản xuất trong tháng không thể tăng mạnh.

Theo quan điểm của chúng tôi, cả 2 chỉ số đang vận động giằng co ở vùng kháng cự ngắn hạn với những tín hiệu hồi phục khá trung tính.

Trong tuần tới, các thông tin về KQKD quý 2 tiếp tục được công bố sẽ khiến hiện tượng phân hóa có thể còn kéo dài mặc dù mức độ ảnh hưởng sẽ không còn mạnh.

Các nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình thấp cho vị thế trung hạn và có thể áp dụng chiến lược trading quay vòng một phần một cách linh hoạt nhằm giảm giá vốn và tranh thủ tái cơ cấu danh mục trung hạn.

Xu thế chính vẫn là bán ra

CTCK MB (MBS)

Các thông tin vĩ mô tuy chưa xấu nhưng không thực sự tích cực, cùng với kết quả kinh doanh dưới kỳ vọng của các doanh nghiệp công bố báo cáo chậm sẽ có tác động đến tâm lý chung của nhà đầu tư.

Chúng tôi cho rằng, xu thế chính trong thời gian tới vẫn sẽ là chốt ra. Các phiên phục hồi hoặc giằng co đi ngang sẽ chỉ mang tính kỹ thuật hoặc tích lũy ngắn hạn nhiều hơn.

Do vậy, nhà đầu tư nên tận dụng các phiên tăng điểm để giảm dần tỉ trọng cổ phiếu, tránh rủi ro thị trường điều chỉnh giảm điểm trong ngắn hạn.

Các hoạt động đầu cơ ngắn hạn nên hạn chế hoặc chỉ phân bổ lượng vốn nhỏ, do mức độ rủi ro của thị trường đang khá cao.

Tin bài liên quan