Chứng khoán châu Á sụt giảm với lo ngại về làn sóng lây nhiễm biến thể delta

Chứng khoán châu Á sụt giảm với lo ngại về làn sóng lây nhiễm biến thể delta

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sự lây lan của biến thể Delta đang tiếp tục đè nặng lên các tài sản rủi ro của thị trường chứng khoán châu Á vào thứ Hai (19/7) khi khu vực này phải vật lộn với những đợt bùng phát ngày càng nghiêm trọng trong bối cảnh việc triển khai vắc xin chậm chạp.

Điểm chuẩn chứng khoán khu vực châu Á giảm tới 1,4% trong phiên sáng ngày 19/7 với các sàn ở Đông Nam Á đứng đầu đà giảm điểm. Chỉ số chứng khoán của Philippines giảm nhiều nhất kể từ tháng 3 sau khi quốc gia này báo cáo trường hợp có ca nhiễm biến thế delta đầu tiên vào thứ Sáu (16/7) trong khi chỉ số VN-Index của Việt Nam đang trên đà điều chỉnh do các biện pháp hạn chế mới.

Tương quan các chỉ số chứng khoán (Nguồn: Bloomberg)

Tương quan các chỉ số chứng khoán (Nguồn: Bloomberg)

Khoon Goh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á tại Singapore tại Australia & New Zealand Banking Group cho biết: “Tâm lý rủi ro đối với thị trường chứng khoán châu Á vẫn còn kém do tình hình Covid-19 ngày càng xấu đi, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Tình trạng lây nhiễm sẽ kìm hãm sự phục hồi kinh tế, và chúng ta có thể sẽ thấy các điều chỉnh giảm đối với tăng trưởng GDP năm 2021 đối với một số nền kinh tế”.

Đà bùng phát ở Đông Nam Á hiện đã làm lu mờ các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến thể thể delta như Mỹ Latinh và Ấn Độ, với số ca mắc bệnh tăng 41% vào tuần trước lên hơn nửa triệu người và tỷ lệ tiêm chủng trong khu vực chỉ là 9%. Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển của châu Á Thái Bình Dương từ Úc đến Singapore đang thực hiện các hạn chế khắc nghiệt hơn nhằm ngăn chặn sự lan rộng của biến thể delta.

Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương đang tụt lại so với các chỉ số chứng khoán ở Mỹ và Châu Âu trong năm nay với mức tăng chỉ hơn 1%. Chỉ số MSCI Asean còn tệ hơn khi giảm 6% trong năm 2021.

Theo nhà phân tích Khoon Goh, tiến bộ trong việc tiêm phòng và đánh giá mức cao nhất về số ca nhiễm bệnh là chìa khóa để xoay chuyển diễn biến tâm lý của các nhà đầu tư.

Tình trạng phong toả gia tăng

Các thành phố lớn nhất của Úc được suy đoán là sẽ phong toả đã khiến chỉ số S&P/ASX 200 giảm hơn 1,4% vào sáng thứ Hai (19/7) và giá trái phiếu chính phủ Úc cũng tăng cùng với các trái phiếu chính phủ toàn cầu khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn.

Theo Gareth Aird, một nhà kinh tế tại Commonwealth Bank of Australia cho biết, Ngân hàng Dự trữ Australia có thể sẽ hủy bỏ quyết định bắt đầu giảm bớt việc mua trái phiếu do tình phong toả kéo dài ở Sydney, thành phố đông dân nhất của quốc gia này.

Ở những quốc gia khác, Singapore đã công bố số ca nhiễm Covid-19 mới cao nhất trong khoảng 11 tháng, khi các cụm bệnh xuất hiện từ các quán karaoke và trung tâm ăn uống. Chỉ số Straits Times Index đang trên đà ghi nhận tháng giảm điểm thứ ba liên tiếp.

Tại Nhật Bản, hai vận động viên đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 tại Làng Olympic Tokyo, với 55 trường hợp dương tính cho đến nay liên quan đến Olympic. Chỉ số Topix Index đã giảm phiên thứ tư liên tiếp.

“Tình hình vĩ mô châu Á tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn từ việc duy trì các biện pháp hạn chế và phong toả mới bởi các làn sóng lặp lại và các biến thể Covid-19 mới hơn cũng như từ việc thiếu không gian chính sách cả tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng”, các chiến lược gia của Deutsche Bank AG bao gồm Sameer Goel đã viết trong một ghi chú gần đây.

Tin bài liên quan