Chứng khoán châu Á đang cho thấy một vài dấu hiệu sụt giảm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chứng khoán châu Á ngày càng tụt lùi so với các thị trường trên toàn cầu do sự trỗi dậy của các trường hợp Covid-19 trong khu vực và khiến nhà đầu tư lo ngại về lạm phát.
Chứng khoán châu Á đang cho thấy một vài dấu hiệu sụt giảm

Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 3,2% trong tuần này và giảm 2,7% trong tháng 5. Đây là hiệu suất hàng tháng kém nhất kể từ tháng 3/2020 khi các thị trường chịu ảnh hưởng lớn nhất từ ​​đại dịch. Các chiến lược gia cũng đang nêu ra một số lý do diễn biến này có thể còn tiếp tục.

Trong khi lạm phát đang nổi lên là mối quan tâm trực tiếp nhất đối với các nhà đầu tư cổ phiếu trên toàn thế giới, niềm tin ở châu Á cũng bị ảnh hưởng do đợt bùng phát Covid-19 ngày càng tồi tệ từ Đài Loan đến Singapore. Các nhà phân tích cho biết việc dự báo tăng trưởng lợi nhuận đang chậm lại và định giá vẫn ở mức tương đối cao trong một số lĩnh vực tăng trưởng.

Banny Lam, Trưởng bộ phận nghiên cứu của CEB International Inv Corp cho biết: “Tâm lý hiện tại chắc chắn là không tích cực. Chứng khoán châu Á đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát ở Mỹ. Mọi người đang rất lo lắng về việc Mỹ sẽ bắt đầu ngưng các gói kích thích sớm hơn hy vọng”.

Virus vẫn là một điểm nhức nhối khác đối với các nhà đầu tư châu Á. Singapore là một trong những thị trường có diễn biến tích cực nhất thị trường châu Á trong năm nay, đã có phiên sụt giảm tới 3,2% vào thứ Sáu (14/5) khi chính quyền Singapore cho biết sẽ quay trở lại các biện pháp phong toả vì số ca nhiễm Covid-19 ngày càng tăng.

Đồng thời, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác của khu vực Đông Nam Á cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng mới về số ca nhiễm và đưa ra các biện pháp thắt chặt. Bên cạnh đó, việc triển khai vắc xin tương đối chậm và sự chậm trễ trong việc mở lại biên giới đang gây thêm lo ngại cho các nhà đầu tư.

Mark Matthews, trưởng nhóm nghiên cứu châu Á của Bank Julius Baer & Co. cho biết: “Bạn phải có một chương trình tiêm chủng mạnh mẽ để mở cửa và gia nhập lại với phần còn lại của thế giới và ngăn chặn virus”.

Châu Á là thị trường chứng khoán đã dẫn đầu mức tăng trên toàn cầu vào năm 2020 nhưng đang kém hơn hẳn so với các thị trường ở Mỹ và châu Âu vào năm 2021. Trong khi điểm chuẩn của châu Á hiện ít thay đổi cho năm nay, chỉ số S&P 500 và chỉ số Stoxx 600 đều tăng khoảng 11%.

Hiệu suất các tháng trung bình 10 năm qua chứng khoán châu Á (Nguồn: Bloomberg)

Hiệu suất các tháng trung bình 10 năm qua chứng khoán châu Á (Nguồn: Bloomberg)

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, tính thời vụ dường như cũng đóng một vai trò trong việc bán tháo gần đây. Tháng 5 theo lịch sử là tháng tồi tệ nhất đối với Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương, với mức giảm trung bình 2% trong 10 năm qua,

Báo cáo lợi nhuận, lạm phát

Mặc dù các công ty trên khắp châu Á đã sớm được hưởng lợi khi đại dịch phục hồi sau các đợt đóng cửa nghiêm ngặt vào đầu năm 2020, nhưng mức tăng đó phần lớn đã được phản ánh vào giá.

Theo Tomo Kinoshita, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Invesco Asset Management ở Tokyo, lo ngại lạm phát có thể gia tăng trong vài tháng tới khi nhu cầu về dịch vụ của Mỹ tăng nhanh trong mùa hè này. “Một khi đà tăng lạm phát chậm lại, thị trường có thể bình tĩnh trở lại”, ông cho biết.

Về Trung Quốc

Tai Hui, chiến lược gia thị trường châu Á tại JPMorgan Asset Management đã chỉ ra mối tương quan thấp giữa chứng khoán Trung Quốc và toàn cầu.

Diễn biến chỉ số CSI 300 (Nguồn: Bloomberg)

Diễn biến chỉ số CSI 300 (Nguồn: Bloomberg)

"Tương quan thấp của thị trường chứng khoán Trung Quốc với thị trường chứng khoán quốc tế có thể xem là một may mắn trong môi trường đầy biến động này", ông Hui nhận định.

Chứng khoán Trung Quốc đã có những dấu hiệu tương đối về sức mạnh so với các chỉ số chứng khoán châu Á. Chỉ số CSI 300 tăng 2,3% trong tuần này, vượt trội so với khu vực châu Á.

Tin bài liên quan