Trong đầu tư chứng khoán, cùng với chi phí giao dịch, lãi vay margin là khoản chi phí chính của nhà đầu tư, tổng cộng thường chiếm 10-20% nguồn vốn đầu tư mỗi năm.
Nhận thấy đây là điều ảnh hưởng và chi phối lớn tới lợi nhuận khi đầu tư chứng khoán của khách hàng, mới đây, Công ty Chứng khoán AIS đã thông báo giảm lãi suất vay margin nhằm hỗ trợ khách hàng giảm thiểu chi phí đầu tư hơn nữa.
Cụ thể, nhà đầu tư sử dụng dịch vụ vay margin với dư nợ dưới 1 tỷ/ngày sẽ được hưởng lãi suất 0,025%/ngày, tương đương 9%/năm.
Với dư nợ trên 1 tỷ/ngày, mức lãi suất là 0,03334%/ngày, tương đương 12%/năm.
Việc giảm lãi suất vay margin từ 9,5% xuống 9%/năm sẽ chính thức được áp dụng từ 01/03/2020, áp dụng cho các nhà đầu tư mở tài khoản tại AIS.
Theo đại diện truyền thông của công ty này, đây là mức lãi suất vô cùng cạnh tranh trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Cùng với đó, công ty tiếp tục áp dụng song song chính sách miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở dài hạn cả chiều mua và bán.
Có thể nói, đây là chính sách “trong mơ” đối với những nhà đầu tư nhạy về chi phí và giao dịch thường xuyên, trong thời điểm thị trường chứng khoán đầu năm 2020 có nhiều biến động khó lường.
Đại diện công ty cũng chia sẻ thêm: “Đây là bước đi đã nằm trong kế hoạch dài hạn của công ty. Ngay từ đầu, AIS được định hướng trở thành công ty chứng khoán công nghệ theo xu hướng của các fintech nổi tiếng trên thế giới. Mục tiêu của công ty là hỗ trợ tối đa khách hàng trong việc đầu tư chứng khoán, đồng thời tiết kiệm chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận, cũng như hạn chế rủi ro trong đầu tư”.
Trên phạm vi toàn cầu, Robinhood là cái tên nổi bật nhất đã gây được tiếng vang, thay đổi thị trường chứng khoán Mỹ.
Fintech đình đám này với chiến lược miễn phí giao dịch và hướng kỳ vọng lợi nhuận sang những khoản vay ký quỹ đã thành công rực rỡ, gây áp lực buộc những ông lớn khác như Schwab, Vanguard, Fidelity, JPMorgan Chase... phải thay đổi theo.
Sự thành công của Robinhood là nền tảng cho nhiều startup fintech khác như Trading212, e-Toro… ra đời, khiến cuộc đua giảm phí giao dịch để tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư trên thị trường tài chính thế giới ngày càng quyết liệt.