Chứng khoán Á – Âu ngược chiều

Chứng khoán Á – Âu ngược chiều

(ĐTCK) Các thị trường chứng khoán châu Âu đã giảm xuống các ngưỡng thấp nhất trong 2 tháng trở lại đây do các số liệu kinh tế của các nước trong khu vực suy giảm. Nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn và không sẵn sàng đặt giá cao vào cổ phiếu.

Chỉ số sản xuất công nghiệp Pháp tháng 5 giảm 1,7%, một kết quả tệ hơn nhiều so với dự báo tăng 0,2% trước đó, càng làm cho đà khôi phục kinh tế trở nên không chắc chắn. Con số được đưa ra trước khi Đức đưa ra số liệu xuất khẩu giảm mạnh so với dự đoán trong tháng 5, cũng như con số sản xuất công nghiệp tụt giảm hơn kỳ vọng của nước này.

Chỉ số CAC 40 mở cửa giảm 0,2% tại Paris, chỉ số Xetra Dax 30 giảm y hệt. Chỉ số FTSE 100 tại London đi ngang và chỉ số quốc tế FTSE Eurofirst 300 giảm 0,1%. Đồng EUR giảm 0,1%, xuống 1,3636 USD.

Các kỳ vọng về chính sách tiền tệ vẫn tiếp tục là trung tâm của sự chú ý sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã không cho thấy dấu hiệu gì mấy để thay đổi lãi suất Mỹ.

Các chuyên gia không kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Anh (ECB) sẽ đưa ra động thái gì mới và thời điểm tăng lãi suất đầu tiên được phần lớn chuyên gia kỳ vọng là xảy ra sớm nhất  là vào đầu năm 2015 hoặc cuối năm nay.

Michael Hewson, Kinh tế trưởng của CMC bình luận: “Mới được một năm kể từ khi tân Thống đốc Mark Carney bước qua ngưỡng cửa Ngân hàng Trung ương châu Âu và trong 12 tháng kể từ khi ông nhậm chức, nền kinh tế Anh đã đi qua một cú tăng trưởng ấn tượng”.

“Trong các buổi họp chúng tôi đã được chứng kiến những điều chỉ có thể được mô tả là những hướng dẫn thường hay thay đổi và tôi không thể tưởng tượng được rằng 12 tháng tới sẽ có gì khác. Những thông điệp nhiều chiều gần đây về thời điểm tăng lãi suất hy vọng không phải là một kiểu tuần hoàn, trong đó những bài tường thuật thường tập trung vào khoảng cách giữa tiền lương và lạm phát”.

Đồng bảng Anh đang giảm giá, giảm 0,2% xuống 1,7132 USD. Vàng tiếp tục tăng lên do tâm lý lo ngại đã khiến vàng lại trở thành công cụ trú ẩn.

Ở châu Á, các chỉ số chính của sàn cổ phiếu Tokyo đã giảm phiên thứ 4 liên tiếp sau khi số liệu chi tiêu cho đầu tư đã giảm mạnh nhất từ trước đến nay, khiến giới quan sát phải đặt câu hỏi cho các dự báo trước đó về nền kinh tế Nhật Bản.

Các số liệu cho thấy đơn đặt hàng cho các thiết bị máy móc Nhật Bản đã giảm 19,5% so với tháng trước trong tháng 5, mức giảm theo tháng lớn nhất trong 30 năm thống kê số liệu này.

Các chuyên gia kinh tế trước đó đã dự báo các số liệu sẽ bật tăng trở lại trong tháng 5. Những chỉ số suy giảm này sẽ là một thách thức lớn cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, đặc biệt khi mà công cuộc khôi phục của nền kinh tế này vẫn rất bình lặng.

Nhưng phần lớn các sàn giao dịch ở châu Á -Thái Bình Dương lại tăng điểm sau khi cổ phiếu Mỹ bật tăng – chỉ số S&P 500 đã tăng 0,5% hai ngày sau cuộc bán tháo – và các chỉ số kinh tế ở Trung Quốc cũng rất tích cực. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong đã tăng 0,4% và S&P/ASX 200 của Sydney tăng 0,2%.

Chỉ số Jakarta Composite dẫn đầu xu hướng, tăng 1,9% khi các thị trường của Indonesia mở cửa trở lại sau cuộc đóng cửa tạm thời vì cuộc tổng tuyển cử tổng thống.

Các chỉ số mới nhất cho thấy đà xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng tốc đôi chút trong tháng 6, mặc dù đà tăng này vẫn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của các chuyên gia.

Xuất khẩu từ công xưởng của thế giới đã tăng 7,2% so với một năm trước, không bằng dự đoán tăng hai con số trước đó.

Các chuyên gia phân tích của ANZ cho rằng, các số liệu đã thể hiện sự phục hồi của kinh tế trong quý II, “do các biện pháp “tiểu kích thích” mục tiêu” của Bắc Kinh.

Tin bài liên quan