Trong Diễn đàn DN Việt Nam thường niên 2015 (VBF) diễn ra đầu tuần này, bà Sherry Boger đã chia sẻ, mỗi quốc gia TPP có quy trình thủ tục riêng để đạt được phê chuẩn, pháp luật thực thi và thủ tục hành chính, điều này cũng là một khó khăn.
Cụ thể, bà Sherry Boger viện dẫn, hầu hết tất cả các quốc gia TPP đã tham gia cam kết cho phép nhập cảnh dành cho doanh nhân của nước thành viên khác tùy thuộc vào các phụ lục của riêng từng quốc gia. Tuy nhiên, Luật nhập cảnh của Việt Nam được sửa đổi vào tháng 6/2014 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2015 mà không được tham khảo TPP.
Bà Sherry Boger cho rằng, sự thay đổi này là một bước lùi, bởi nếu căn cứ vào một vài điều khoản luật này, công dân Hoa Kỳ có kế hoạch đến Việt Nam theo diện thị thực tương đương B-1 hoặc B-2 của Hoa Kỳ, sẽ nhận được thị thực có thời hạn hiệu lực trong vòng 3 tháng và chỉ nhập cảnh một lần, rõ ràng gây ra trở ngại lớn đối với cả doanh nhân và khách du lịch cho cả phía Việt Nam và Hoa Kỳ. Đặc biệt, điều này có thể làm suy giảm nguồn doanh thu lớn do ngành du lịch đem lại, chưa kể đến tác động tiêu cực cho sự phát triển của ngành du lịch, là một trong 5 ngành công nghiệp ưu tiên tại Việt Nam.
“DN Nhà nước thường chiếm một lượng vốn lớn, nhưng phần lớn làm ăn thua lỗ, trong khi DN tư nhân đa phần làm ăn có hiệu quả. Tất cả thành phần/loại hình của nền kinh tế là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Tất cả chủ sở hữu của thành phần/loại hình như trên đều bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Khu vực này có quyền được đối xử ưu ái không kém hơn DN Nhà nước theo luật pháp và nguyên tắc này cần phải nhanh chóng được áp dụng” - TS. Nguyễn Trí Hiếu
“Chúng tôi đã nêu vấn đề này vào tháng 6/2015 và được biết vào tháng 7, công dân Hoa Kỳ sẽ được nhận thị thực thời hạn hiệu lực một năm, nhập cảnh nhiều lần. Nhưng đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin nào… Nếu Chính phủ Việt Nam không điều chỉnh thủ tục thị thực tạm thời thời hạn hiệu lực 12 tháng và nhập cảnh nhiều lần cho doanh nhân/khách du lịch, chính sách cấp thị thực của Hoa Kỳ cho công dân Việt Nam cũng sẽ dựa trên nguyên tắc đối ứng quốc gia trong tương lai gần, thị thực Hoa Kỳ cấp cho công dân Việt Nam với mục địch ngắn hạn sẽ giảm xuống còn 3 tháng và nhập cảnh một lần như thị thực cấp cho công dân Hoa Kỳ…”, bà Sherry Boger nói.
Tại buổi họp báo “Công bố Báo cáo Cập nhật tình hình Kinh tế Việt Nam bán thường niên” của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Phạm Minh Đức, Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho rằng, thách thức đối với các DN Nhà nước trong thời gian tới là rất lớn. Nguyên do bởi các thành viên TPP thỏa thuận phát triển những quy trình tạo một sân chơi công bằng giữa các DN Nhà nước và các DN tư nhân. Các thành viên TPP phải hỗ trợ thúc đẩy các quy định cân bằng mạnh mẽ về DN Nhà nước, nhằm bảo đảm các thực thể tham gia vào các hoạt động thương mại cạnh tranh công bằng không xét đến việc sở hữu.
“DN Nhà nước thường chiếm một lượng vốn lớn, nhưng phần lớn làm ăn thua lỗ, trong khi DN tư nhân đa phần làm ăn có hiệu quả. Tất cả thành phần/loại hình của nền kinh tế là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Tất cả chủ sở hữu của thành phần/loại hình như trên đều bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Khu vực này có quyền được đối xử ưu ái không kém hơn DN Nhà nước theo luật pháp và nguyên tắc này cần phải nhanh chóng được áp dụng”, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia kinh tế nói.
Câu chuyện về lao động và môi trường được chuyên gia WB phân tích cụ thể về các thách thức. TPP thúc đẩy các quyền lao động cơ bản được quốc tế ghi nhận và đặt ra chuẩn mực mới, mang lại lợi ích cho người lao động trong khu vực với việc thực thi hiệu quả Luật Lao động. TPP cũng thúc đẩy bảo vệ môi trường ở mức độ cao và giải quyết các thách thức này thông qua các kỷ luật thương mại. Các cam kết môi trường và đáp ứng các trách nhiệm xã hội của DN sẽ làm tăng chi phí sản xuất của Việt Nam trong ngắn hạn, nhưng lại giúp Việt Nam chuyển dịch sang phát triển bền vững trong dài hạn.
Đặc biệt, vấn đề được ông Đức nhấn mạnh tới là, cùng với WTO và các hiệp định thương mại tự do khác, TPP sẽ làm giảm nguồn thu của Chính phủ do giảm thuế và suy giảm thương mại. Việt Nam cần phải phát triển và triển khai các chiến lược huy động các nguồn lực trong nước có hiệu quả, nhằm tìm kiếm các nguồn lực bổ sung, bù đắp sự suy giảm nguồn thu liên quan tới thương mại.
Tuy nhiên, điểm sáng được WB nhìn nhận, đó là thực hiện các cam kết TPP cũng đồng nghĩa với thực hiện một chương trình cải cách trong nước toàn diện và quyết liệt.