Vinaconex đang đàm phán mua lại 50% vốn của đối tác Hàn Quốc tại Dự án Khu đô thị Bắc An Khánh

Vinaconex đang đàm phán mua lại 50% vốn của đối tác Hàn Quốc tại Dự án Khu đô thị Bắc An Khánh

Chủ tịch SCIC nắm ghế chủ tịch Vinaconex

(ĐTCK) Vinaconex sẽ  hình thành 2 công ty nòng cốt, trong đó Vinaconex sở hữu 100% vốn điều lệ hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh các dự án bất động sản, phát triển hạ tầng.

Sáng 20/4, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã VCG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 và nhiệm kỳ 2017 -2022.

Tại đại hội, HĐQT nhiệm kỳ cũ thừa nhận, chưa lường hết những chuyển biến lớn của xã hội tác động đến việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Đó là khó khăn của nền kinh tế, sự trì trệ của thị trường bất động sản, cạnh tranh quyết liệt trên thị trường… cùng những vấn đề nội tại của Tổng công ty.

Đặc biệt, do phải sử dụng tất cả các nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động của Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả, đồng thời phải trả nợ khoản trái phiếu 2.348 tỷ đồng (thời điểm 5/2012) đã khiến Công mẹ kiệt quệ và có lúc tưởng chừng mất khả năng thanh toán vào cuối năm 2012, đầu năm 2013.

Vinaconex đã thực hiện thoái vốn tại 28 đơn vị, thu hồi 1.062,74 tỷ đồng, tạo nguồn tiền cho hoạt động kinh doanh, tái đầu tư và bắt đầu thu hồi được dòng tiền cho vay tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả, Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình… Tổng công ty đã giải quyết được cơ bản nguyên nhân gây mất cân đối tài chính ở Công ty mẹ, ổn định dòng tiền, cơ cấu các khoản nợ lớn để tiếp tục triển khai các nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh.

Chủ tịch SCIC nắm ghế chủ tịch Vinaconex ảnh 1

HĐQT nhiệm kỳ mới của Vinaconex ra mắt cổ đông. Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐQT đứng thứ ba từ phải sang 

Tại thời điểm 1/12/2012, tổng giá trị đầu tư vốn của Vianconex vào 66 đơn vị là 5.143 tỷ đồng, bằng 171% vốn điều lệ (3.000 tỷ đồng). Đến 31/12/2016, danh mục đầu tư vốn đã giảm xuống còn 46 đầu mối với tổng giá trị đầutư là 3.728,6 tỷ đồng, bằng 84,4% vốn điều lệ (4.417 tỷ đồng).

Tại đại hội, ông Đỗ Trọng Quỳnh, Tổng giám đốc Vinaconex cho biết, dự án bất động sản lớn nhất của Tổng công ty hiện nay là Khu đô thị Bắc An Khánh, liên doanh với đối tác Hàn Quốc. Vinaconex đang đàm phán việc mua lại 50% phần vốn góp tại dự án để chủ động triển khai.

Theo định hướng mới của Tổng công ty,  Công ty mẹ Vinaconex sẽ tập trung chuyên môn hóa vào việc thực hiện các chức năng quản lý và quản trị của tập đoàn. Vinaconex hình thành 2 công ty nòng cốt, trong đó Vinaconex sở hữu 100% vốn điều lệ hoạt động chính trong lĩnh vực Xây dựng và đầu tư kinh doanh các dự án bất động sản, phát triển hạ tầng và các lĩnh vực Tổng công ty có kinh nghiệm triển khai mang lại hiệu quả cao như năng lượng (thủy điện), phát triển hạ tầng.

Đồng thời, nắm giữ vốn tại một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty dưới dạng đầu tư linh hoạt, tập trung thoái vốn toàn bộ tại các công ty còn lại.

Đại hội đã bầu ra HĐQT nhiệm kỳ mới với 2 thành viên đến từ Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), 2 thành viên đến từ Viettel và 2 thành viên trong Ban điều hành Vinaconex.

Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên  SCIC nắm ghế chủ tịch HĐQT Vinaconex.

Tin bài liên quan