Chủ tịch Quốc hội dự Lễ động thổ đường giao thông 1.930 tỷ đồng tại Khánh Hòa

0:00 / 0:00
0:00
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ động thổ Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận có vốn đầu tư 1.930 tỷ đồng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu tham dự sự kiện thực hiện nghi thức động thổ Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Nhiệt Băng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu tham dự sự kiện thực hiện nghi thức động thổ Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Nhiệt Băng

Chiều 1/3/2024, UBND tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ động thổ Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận.

Tham dự sự kiện có ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; đại diện lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và chứng kiến của nhân dân 2 huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn.

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 11/6/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã nỗ lực triển khai và đạt được những kết quả tích cực.

Các cơ chế, chính sách đặc thù từ Nghị quyết của Quốc hội đã tạo điều kiện cho Khánh Hòa phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, trong đó có công tác giảm nghèo tại 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Dự án Đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh 656 - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận đi qua 2 huyện Khánh Vĩnh và huyện Khánh Sơn được xác định là dự án quan trọng quốc gia, có quy mô đường cấp III miền núi, chiều dài khoảng 56,70 km, được thiết kế 2 làn xe, có tổng chiều rộng nền 9m.

Tổng mức đầu tư là 1.930 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn ngân sách Trung ương 1.000 tỷ đồng và nguồn vốn ngân sách địa phương 930 tỷ đồng; dự án được phân chia thành 2 dự án thành phần, bao gồm: Dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ tái định cư và Dự án thành phần xây lắp; thời gian thực hiện dự án là từ năm 2023 đến hết năm 2027.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà cho chủ đầu tư. Ảnh: Nhiệt Băng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà cho chủ đầu tư. Ảnh: Nhiệt Băng

Đây là tuyến đường giao thông quan trọng, kết nối 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, phù hợp theo định hướng tại Phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thuộc Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3/2023; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung, tăng khả năng kết nối giao thông, vận chuyển hàng hóa liên vùng với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận; tăng cường quốc phòng, an ninh trong khu vực, tạo thành mạng lưới giao thông cơ động, thông suốt trong mọi tình huống để bảo đảm an ninh, quốc phòng; phục vụ hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ rừng.

Tại sự kiện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tặng quà chúc mừng cho chủ đầu tư (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Khánh Hòa).

Phát biểu tại Lễ động thổ, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 11/6/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã nỗ lực triển khai và đạt được những kết quả tích cực. Các cơ chế, chính sách đặc thù từ Nghị quyết của Quốc hội đã tạo điều kiện cho Khánh Hòa phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, trong đó có công tác giảm nghèo tại hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Nhiệt Băng
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Nhiệt Băng

Dự án Đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 - kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận đi qua 2 huyện Khánh Vĩnh và huyện Khánh Sơn được xác định là dự án quan trọng quốc gia, có quy mô đường cấp III miền núi, có tổng chiều dài khoảng 56,70km, với tổng mức đầu tư là 1.930 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Đây là tuyến đường giao thông quan trọng, kết nối 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, phù hợp theo định hướng tại Phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thuộc Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3/2023; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh nói riêng và tỉnh Khánh Hoà nói chung, tăng khả năng kết nối giao thông, vận chuyển hàng hoá liên vùng với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận; Tăng cường quốc phòng, an ninh trong khu vực, tạo thành mạng lưới giao thông cơ động, thông suốt trong mọi tình huống để bảo đảm an ninh, quốc phòng; phục vụ hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ rừng.

Các phương tiện, thiết bị thi công "khởi động" tại Lễ động thổ. Ảnh: Nhiệt Băng
Các phương tiện, thiết bị thi công "khởi động" tại Lễ động thổ. Ảnh: Nhiệt Băng

Để thực hiện thành công Dự án theo kế hoạch đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Khánh Hòa, cần bám sát, quyết liệt trong điều hành, quản lý chất lượng, tiến độ, vốn đầu tư trong suốt quá trình thực hiện Dự án, đồng thời chủ động phối hợp với UBND 2 huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và các cơ quan, đơn vị quản lý rừng trên địa bàn thực hiện công tác GPMB, công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tận thu lâm sản và trồng rừng thay thế tuân thủ quy định và phải đảm bảo tiến độ đồng bộ với việc triển khai thi công dự án.

Ông Tuân yêu cầu các sở ban ngành liên quan, UBND huyện Khánh Sơn, UBND huyện Khánh Vĩnh hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế của 2 huyện miền núi nói riêng và của tỉnh Khánh Hòa nói chung.

Tin bài liên quan