Hòa Phát đặt mục tiêu đến 2020 có doanh thu 100.000 tỷ đồng/năm

Hòa Phát đặt mục tiêu đến 2020 có doanh thu 100.000 tỷ đồng/năm

Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long: Đầu tư siêu dự án thép vì “đứng lại là chết“

(ĐTCK) Tại ĐHCĐ của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) diễn ra tại Hà Nội sáng 10/3, các cổ đông đã đặt hàng chục câu hỏi liên quan đến hoạt động của Tập đoàn Hòa Phát (HPG), đặc biệt là kế hoạch đầu tư dự án khủng Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, kế hoạch tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng.
Tại Đại hội, trả lời hàng loạt câu hỏi về Dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT HPG cho biết: "Dự án Dung Quất gấp 2 lần công suất Khu liên hợp Hải Dương. Đây là dự án trong chặng đường phát triển của HPG vì không thể dừng lại, vì 'đứng lại là chết'".
"Thép là ngành công nghiệp lớn đòi hỏi vốn đầu tư lớn thì có vài thời điểm phải tạm dừng lợi ích cổ tức tiền mặt trước mắt. Chúng ta phấn đấu đến 2020 có doanh thu 100.000 tỷ đồng/năm, là một tầm vóc mới". 
Về công nghệ, ông Long cho biết, sự khác biệt công nghệ giữa HPG và Fomorsa là công nghệ thu hồi nhiệt. HPG tuy nhỏ nhưng có kinh nghiệm 10 năm làm thép, làm khu liên hợp không có sự cố gì về môi trường.
“Vấn đề môi trường là ưu tiên số 1 vì chúng ta phải tự bảo vệ mình trước, vì người dân sống xung quanh và vì cộng đồng. Nên dự án Dung Quất đầu tư phải đảm bảo an toàn môi trước là trước tiên”, ông Long nhấn mạnh và cho biết, dự án tại Dung Quất có nhiều lợi thế vì nằm trong quy hoạch chung của Khu kinh tế Dung Quất, như cảng biển thuận lợi nhập xuất nguyên liệu sản phẩm. Nguyên liệu từ tàu đưa lên băng chuyền vào nhà máy vừa đảm bảo môi trường vừa giảm chi phí. Tuy nhiên, ưu thế không bằng Khu liên hợp Gang thép Hải Dương, vì Hải Dương gần vùng nguyên liệu quặng hơn, còn Dung Quất phải dùng quặng nhập khẩu 100%, nên chi phí cao hơn.
Dù vậy, tổng hợp các yếu tố ưu và nhược điểm, thì dự án tại Dung Quất vẫn có tỷ suất lợi nhuận biên tốt.
Về mức đầu tư, ông Long cho biết, giai đoạn 1, Dự án cần 20.000 tỷ đồng vốn cố định, trong đó HPG có 10.000 tỷ đồng vốn đối ứng và 10.000 tỷ đồng vay Ngân hàng Vietinbank.
"Thông thường, dự án lớn vốn đối ứng chủ 30%, nhưng với tính cẩn trọng, chúng tôi nâng vốn tự có lên 50%. Nên vốn cho giai đoạn 1 công suất 2 triệu tấn thép xây dựng đã có đủ", ông Long cho biết.
Tại Đại hội, cổ đông thắc mắc là vốn đã đủ, sao Công ty phải phát hành ngay? 
Về vấn đề này, theo ông Long, có 2 lý do cơ sở.
Thứ nhất, theo giấy phép thì 18 tháng sau khi làm giai đoạn 1, HPG mới đầu tư giai đoạn 2, nhưng Công ty quyết định tháng 8/2017 đầu tư giai đoạn 2 luôn sau 6 tháng đầu tư giai đoạn 1, vì sản phẩm của giai đoạn 2 là thép cán nóng, có tốc độ tăng trưởng rất cao 25-30%/năm và bản thân công ty tôn mạ màu và ống thép của HPG đã tiêu thụ 50% sản lượng thép cán nóng.
Thứ hai, khi quyết định đầu tư ngay giai đoạn 2 thay vì chờ đợi 18 tháng, HPG thận trọng muốn tỷ lệ vốn tự có là 50%, tương đương 10.000 tỷ đồng và vay ngân hàng 10.000 tỷ đồng để làm giai đoạn 2 nên phát hành cổ phiếu để tăng vốn.
“Vì thời cơ kinh doanh này, vì tầm vóc phát triển mới của Tập đoàn đến 2020, các cổ đông nên ủng hộ phương án phát hành”, ông Long nói.
Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long: Đầu tư siêu dự án thép vì “đứng lại là chết“ ảnh 1

 Tại đại hội, các cổ đông đã đặt nhiều câu hỏi về dự án khủng Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, kế hoạch tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng

Tại Đại hội, HPG cũng trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2017 với doanh thu 40.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6.000 tỷ đồng, cao hơn kết hoạch được đưa ra cuối năm 2016 là 1.000 tỷ đồng.

Theo ông Long, việc điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2017 tăng thêm 1.000 tỷ đồng lợi nhuận xuất phát từ thực tế kinh doanh và tình hình kinh tế 2 tháng đầu năm.

Kế hoạch ban đầu xây dựng cuối năm 2016 trong bối cảnh các công ty thép đều xây dựng kế hoạch 2017 giảm rất nhiều so với 2016, do năm trước có yếu tố khách quan sự hỗ trợ của ngành thép thế giới tăng giá theo chu kỳ và thị trường bất động sản trong nước tăng tốt.

"Trong 2 tháng đầu năm, chúng tôi gặp nhiều quỹ cập nhật thông tin về tình hình kinh tế và thị trường bất động sản cho thấy, thị trường không giảm như mình nghĩ, cộng với kết quả 2 tháng đầu năm khá tốt, nên HĐQT quyết định điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận, chủ yếu tăng ở mảng thép, còn các mảng khác không thay đổi", ông Long nói.

Ông Long cho biết, hai tháng đầu năm, dù có 1 tháng nghỉ Tết, HPG vẫn đạt 1.200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, dự tính quý I đạt không dưới 1.800 tỷ lợi nhuận sau thuế.

Tin bài liên quan